Học kinh tế ra làm gì? - Sự thắc mắc không hề nhỏ của giới trẻ

Học kinh tế ra làm gì? - Sự thắc mắc không hề nhỏ của giới trẻ

1. Tầm quan trọng của kinh tế trong xã hội Hiểu một cách nôm na, kinh tế là một phạm trù lĩnh vực bao quát toàn bộ cuộc sống của con người. Kinh tế học nghiên cứu sâu xa về các quy trình sản xuất, quá trình phát triển, phân phối, mua bán và sử dụng hàng hóa, dịch vụ. Có thể nói, kinh tế là nền tảng và cơ sở cho sự phát triển của xã hội. Nếu một xã hội kém về giá trị kinh tế, sẽ kéo theo những giá trị khác như chính trị, quốc phòng an ninh, y tế, giáo dục,... cũng kém theo. Chính vì thế, kinh tế luôn là một khía cạnh được các quốc gia ưu tiên hàng đầu trong hoạch định đường lối, chiến lược phát triển. Điều này đồng thời có nghĩa là kinh tế học luôn được đem vào hệ thống đào tạo để nghiên cứu, phát triển và tạo ra những cá nhân xuất sắc cho lĩnh vực này, nhằm đóng góp vào sự phát triển đi lên của đất nước. Từ xưa đến nay, bất kể thời thế có thay đổi ra sao thì khối ngành kinh tế vẫn luôn là một định hướng mang tính bền vững, được nhiều người theo đuổi. Tại sao khối ngành này lại hấp dẫn như vậy? chính vì vai trò chủ đạo của kinh tế trong sự phát triển chung của toàn xã hội nên nhu cầu về nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này rất nhiều, đôi khi là mang tính cấp bách. Cơ hội về nghề nghiệp luôn tạo ra những lý do để các bạn trẻ theo đuổi lĩnh vực kinh tế. Nếu bạn cũng có dự định học ngành này, bạn có thể tham khảo các địa điểm đào tạo uy tín ở Việt Nam, chẳng hạn như: Học viện Tài chính Việt Nam, Đại học kinh tế quốc dân, Đại học Thương mại Hà Nội, Đại học Ngoại thương Hà Nội, Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng,...  Kinh tế học trong giáo dục là một phạm trù rất rộng, nó còn bao gồm các chuyên ngành phụ khác, đó là: Ngành quản trị kinh doanh, Ngành tài chính - ngân hàng, Ngành ngân hàng, Ngành kế toán,... Các chuyên ngành này đều sở hữu nhiều cơ hội để tìm việc làm, chính vì thế, nếu bạn giỏi các môn tự nhiên và có mong muốn khám phá sự thú vị của lĩnh vực này, bạn có thể theo học, biết đâu đấy, bạn sẽ chạm đến thành công.  2. Triển vọng cho ngành kinh tế Kinh tế nói chung luôn là một lĩnh vực sản sinh ra nhiều việc làm mang tính phổ biến và cũng rất hấp dẫn. Dưới đây là một số công việc học ngành kinh tế ra có thể tham gia ứng tuyển: 2.1. Nhân viên Sales Nhân viên sales hay còn gọi là nhân viên kinh doanh, có lẽ là một việc làm nhận được nhiều nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp nhất. Nhân viên kinh doanh làm nhiệm vụ bán hàng, tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bằng cách chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp cận, tư vấn, giới thiệu sản phẩm và chăm sóc khách hàng,... là một công việc cần nhiều đến sự giao tiếp và khéo léo. 2.2. Chuyên viên tài chính - tín dụng Chuyên viên tài chính - tín dụng rất thích hợp với các bạn tốt nghiệp chuyên ngành tài chính - ngân hàng. Họ làm việc trong các tổ chức, doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ tín dụng, tại Việt Nam có thể kể đến các doanh nghiệp như: HD Sài Gòn, FE credit, Home Credit,... Nhiệm vụ của các chuyên viên tài chính - tín dụng đó là mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng, tư vấn các gói dịch vụ tài chính mà doanh nghiệp cung cấp, hỗ trợ họ trong việc làm hồ sơ, hợp đồng,... 2.3. Nhân viên tiếp thị Tiếp thị đôi khi bị nhầm lẫn với nhân viên kinh doanh, tuy nhiên về bản chất, nó là hai công việc có hai nhiệm vụ khác nhau, và mục đích hướng tới cũng khác nhau. Nếu nhân viên Sales có nhiệm vụ tăng doanh số bán hàng thì tiếp thị lại chú trọng vào doanh thu, nghĩa là lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ là những người được sử dụng trong chiến dịch quảng cáo sản phẩm của doanh nghiệp, họ quảng bá các sản phẩm mới, chăm sóc khách hàng, tiếp nhận phản hồi từ khách hàng, báo lại với doanh nghiệp để cải thiện hơn về chất lượng sản phẩm. 2.5. Chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán Cuối cùng, học kinh tế ra bạn còn có thể trở thành một chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán. Đây là một công việc lọt top các việc làm mang lại thu nhập hấp dẫn nhất. Một chuyên viên tư vấn đầu tư chứng khoán cần sở hữu đầu óc và tầm nhìn tinh tế, dự báo được các tiến trình phát triển lên xuống của thị trường chứng khoán các doanh nghiệp. Đồi hỏi bạn phải là người vô cùng lý trí, biết phân tích và am hiểu những giá trị trong lĩnh vực kinh tế. Đến đây, chúng ta đã có thể giải đáp cho vấn đề học kinh tế ra làm gì rồi. Các ứng viên có chuyên môn liên quan đến kinh tế, hãy truy cập website Vieclam24h.net.vn để được cập nhật một cách nhanh nhất các thông tin tuyển dụng về khối ngành này nhé!

Coi thêm tại: Học kinh tế ra làm gì? - Sự thắc mắc không hề nhỏ của giới trẻ

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur