Thực tập tại ngân hàng - bước đệm để trở thành nhân viên giỏi
1. Thực tập tại ngân hàng để làm gì? 1.1. Đối tượng thực tập tại ngân hàng Thực tập tại ngân hàng là quá trình trong chương trình giảng dạy và là tiền đề tốt nghiệp dành cho các sinh viên về chuyên ngành ngân hàng. Tại Việt Nam, kỳ thực tập thực tế tại các ngân hàng thường được diễn ra vào tầm khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 của năm học cuối cùng ( Thường là trước 5 tháng để xét tốt nghiệp ). Kỳ thực tập tại ngân hàng này có thể kéo dài từ 2 - 3 tháng tùy thuộc vào phân bố chương trình tại các trường đại học. Sinh viên các trường và khoa về ngân hàng có thể tự do đăng ký các ngân hàng mà mình mong muốn được trải nghiệm thực tập với chính ngân hàng đó bằng các hồ sơ, CV ứng tuyển thực tập sinh. Sau khi xem xét hồ sơ và trải qua vòng Phỏng vấn, các ngân hàng sẽ gửi mail thông báo là bạn có trúng tuyển thực tập vào cơ quan của họ hay không. Nhìn chung, vòng ứng tuyển thực tập sinh này tại các ngân hàng không quá khó, hầu hết là sẽ trúng tuyển ngay vòng hồ sơ đầu tiên, họa chăng vài trường hợp có thể trượt hồ sơ phỏng vấn do số lượng ứng viên thực tập sinh đổ về ngân hàng đó quá tải. Sẽ không có sự phân biệt giữa các sinh viên thực tập của trường chính chuyên ngân hàng hay trường dân lập, các ngân hàng luôn tạo điều kiện hết sức để cho tất cả các đối tượng là sinh viên học về ngân hàng có thể có cơ hội được làm việc và trải nghiệm công việc chuyên ngành của mình. 1.2. Mục đích của thực tập tại ngân hàng Mục đích chính của thực tập tại ngân hàng đó chính là tạo cơ hội cho các sinh viên được trải nghiệm môi trường làm việc thực tế ngay tại các sàn giao dịch và ngân hàng. Hầu hết với các sinh viên ngân hàng, năm nhất đến năm ba thường có thời lượng học lý thuyết chiếm nhiều nhất. Cho nên đây chính là lúc mà những gì đã được học trên sách vở được một phen “thể hiện tung hoàng” bên ngoài các sàn giao dịch. Ngoài ra, bước chọn ngân hàng để thực tập của sinh viên thường mất rất nhiều thời gian, nghiên cứu. Vậy thì tại sao, thực tập vốn dĩ chỉ như một môn học ngoại khóa lại khiến sinh viên đau đáu như vậy? Rõ ràng việc thực tập này còn có một mục đích nữa chính là tìm kiếm cơ hội việc làm của các bạn sinh viên. Đa số các sinh viên khi nhắm vào một ngân hàng nào đó để làm việc thì đến 80% sẽ chọn những ngân hàng mà có mối quan hệ từ sẵn hay ngân hàng đó có tiếng về lịch sử giữ thực tập sinh lại làm nhân viên chính thức. Điều là hiển nhiên, bởi trên thực tế không chỉ các ngân hàng mà bất kì công ty nào cũng muốn chiêu mộ được những ứng cử viên suất xắc về làm việc cho mình từ khi mới chỉ là thực tập sinh. Chính vì vậy mà tìm kiếm cơ hội việc làm tương lai cũng chính là mục đích thứ hai của kỳ thực tập tại ngân hàng. Ngoài ra, trong quá trình thực tập, sinh viên sẽ được học thêm rất nhiều các kỹ năng mềm và chuyên môn thực tế của mình, giúp các bạn có được vốn kiến thức đầy đủ hơn. Cho nên các bạn nên tranh thủ học hỏi trong thời gian thực tập để giúp bản thân hoàn thiện về nghiệp vụ. 2. Bí quyết ghi điểm khi thực tập tại ngân hàng 2.1. Chủ động học hỏi công việc Cũng giống như một nhân viên mới trong công ty, dù bạn chỉ mới là thực tập sinh nhưng các bạn vẫn cần phải đảm bảo công việc như một nhân viên bình thường. Đương nhiên kèm theo đó là sự khéo léo để ghi được điểm với cấp trên và đồng nghiệp khi thực tập tại ngân hàng. Bước đầu tiên đó chính là bạn phải luôn là người chủ động học việc. Sẽ không có ai rảnh rỗi để theo sát bạn từng bước nhỏ một, bởi lẽ bản chất nghề ngân hàng đều phải luôn mồm luôn tay và phải tập trung cao độ. 2.2. Hăng hái tham gia các hoạt động tập thể Ngoài việc chăm chỉ học việc, bạn cũng cần phải năng nổ và hăng hái với các hoạt động ngoại khóa và tập thể của ngân hàng. Ở mỗi chi nhánh ngân hàng sẽ có những nét văn hóa công sở riêng và nếu bạn là người thông minh, hãy thích nghi và hưởng ứng những văn hóa ấy nhanh nhất có thể nhé. Bởi lẽ điều đó sẽ giúp bạn tạo được những thiện cảm đầu tiên với đồng nghiệp và cấp trên đó. Trên thực tế, các hoạt động ngoại khóa và tập thể cũng là cơ hội để các bạn nắm bắt được những tips về công việc ngân hàng qua những cuộc trò chuyện và vui chơi rất thoải mái và dễ tiếp thu. 2.3. Gây thiện cảm với tác phong, ngoại hình Ai cũng biết nhân viên ngân hàng là top đầu của những công việc trau truốt về ngoại hình nhất. Cho nên chẳng có lí gì mà một sinh viên thực tập ngân hàng lại không chú ý về trang phục, đầu tóc mỗi ngày đi thực tập của mình cả. Cho dù là thực tập sinh thì khi bắt đầu được nhận vào, bạn cũng sẽ được phát đồng phục ngân hàng như những nhân viên chính thức khác. Bởi vậy, trang phục bạn sẽ không cần mất công nghĩ ngợi nữa, mà thay vào đó phải giữ gìn đồng phục phẳng phiu, sạch sẽ, sơ vin chỉnh tề. Và nếu có thể hay sử dụng chút nước hoa để cả phong thái toát lên sự chuyên nghiệp, phù hợp với môi trường ngân hàng. Không chỉ là ngoại hình mà tác phong làm việc cũng phải nhanh nhẹn và chuyên nghiệp ví dụ như việc đến đúng giờ hay tuân theo các quy định nơi làm việc. “Thành công của mỗi người đều được quyết định ở thái độ” quan điểm đó đến nay vẫn đúng và đúng trên mọi lĩnh vực và hoàn cảnh, đương nhiên bao gồm cả trong trường hợp thực tập tại ngân hàng. 3. Làm sao để thực tập sinh trở thành nhân viên ngân hàng chính thức Bất kì sinh viên ngân hàng nào cũng muốn được giữ lại làm nhân viên chính thức ngay sau khi thực tập tại ngân hàng xong. Bởi không chỉ tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc thậm chí được tuyển thẳng theo cách này còn thể hiện rằng bạn là người có năng lực và mức lương được trả cho bạn sẽ hậu hĩnh hơn những ứng viên ứng tuyển bình thường khác. Vậy thì có những bí quyết nào để giúp bạn đạt được mục tiêu đó. Có lẽ điều đầu tiên bạn cần phải luôn ghi nhớ nếu muốn tạp được ấn tượng tốt trong kì thực tập đó là hãy học từ những điều nhỏ bé nhất. Những việc tưởng chừng như chẳng liên quan gì đến chuyên ngành ngân hàng của bạn như pha cafe, tiếp chuyện, phô tô tài liệu, chứng từ, dọn dẹp nơi làm việc thực chất lại là những bước đầu tiên tăng cơ hội được giữ lại làm nhân viên chính thức. Những việc nhỏ nhặt ấy sẽ xây dựng cho bạn một hình ảnh tốt và chiếm được lòng tin của các anh chị đồng nghiệp trong ngân hàng. Tạo được đồng minh cho mình chính là bước đệm để bạn đến gần hơn với cánh cửa nhân viên ngân hàng. Chị Nguyễn H.T ( 25 tuổi, nhân viên ngân hàng Vietcombank chi nhánh Nam Hà Nội ) cho biết: “Cũng như các bạn, chị trải qua một kì thực tập khá suôn sẻ, tuy nhiên thời gian thực tập tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh này, chị đã làm quen và thân thiết được một số anh chị, và thật may chị còn add được facebook của chị hướng dẫn thực tập chị. Sau thời gian thực tập, chị và chị ấy có vài lần tương tác qua lại với nhau qua facebook, hỏi chuyện chị em linh tinh. Một thời gian sau, thấy chị ấy bảo chị gửi CV sang ngân hàng chị làm việc. Chị đã biết là một tín hiệu may mắn với mình. Quả thực, chị đã được nhận ngay sau vòng phỏng vấn đầu tiên.” Câu chuyện của chị T như rất nhiều bạn thực tập sinh sau khi thực tập đã biết khéo léo để giữ gìn mối quan hệ, tạo tiền đề cho cơ hội việc làm của mình tại chính ngân hàng mà mình thực tập. Hi vọng rằng với những chia sẻ trên, sẽ giúp các bạn có thêm những kĩ năng và bí quyết cho một kì thực tập tại ngân hàng suôn sẻ, và trên tất cả là có được công việc tại ngân hàng ưng ý sau chuyến thực tập dài ngày đó.
Xem nguyên bài viết tại: Thực tập tại ngân hàng - bước đệm để trở thành nhân viên giỏi
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét