Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu rõ bạo lực học đường là gì bạn nhé! 1. Giải thích đầy đủ nhất cho bạn về lực học đường là gì? Bạo lực học đường là cụm động từ dùng để miêu tả những hành vi gây ảnh hưởng đến tinh thần, thể xác, và sức khỏe của người khác. Một trong những hành động tiêu biểu của bạo lực học đường đó là đánh đập, xúc phạm đến tinh thần như quấy rối, trêu đùa quá mức, chửi bới, … Bạo lực học đường xuất hiện là hành vi đáng lên án, cần được bài trừ và rất đáng xấu hổ mà bản thân mỗi chúng ta, gia đình, nhà trường cần phải bài trừ. Nhắc đến bạo lực học đường nhiều người phải e ngại, họ cảm thấy thật đáng sợ phải che mặt quay đi bởi lẽ những hành vi bạo lực học đường thật đáng sợ và cũng một phần họ bất lực trước những hành vi bồng bột của tuổi trẻ đó. Bức tranh hiện thực bạo lực học đường rất đa dạng. Có những cô cậu học trò vẫn khoác trên mình bộ đồng phục học sinh xinh xắn nhưng lại sẵn sàng cầm phớ đánh bạn, sẵn sàng xắn tay áo vò “chỉnh” nêu như học sinh nào đó có cái nhìn không thiện cảm với mình, đôi khi chỉ là đi qua mà vô tình đụng phải. Hình ảnh bạo lực học đường được tái hiện rất rõ nét qua nhiều bức tranh phim ảnh sinh động mà tiêu biểu trong đó có thể kể tới bộ phim truyền hình nổi tiếng của Hàn Quốc “trường học”. Bức tranh bạo lực học được mới chỉ được vén một phần nào qua phim ảnh còn hiện thực của nó khốc liệt hơn rất nhiều. Nhiều em học sinh đã phải bỏ học, nghỉ học vì bị bạn bè bắt nạt, nhưng cũng có nhiều em học sinh không dám đến trường học vì sợ bạn sợ bè hay phải tự tử vì điều đó. Bạo lực học đường là vấn đề bạo hành rất rộng, nó không chỉ là vấn đề giữa học sinh với học sinh. Mà thực tế, bạo lực học đường còn bao gồm cả những hành vi của giáo viên bạo hành đối với học sinh hay ngược lại là bạo hành, đe dọa của học sinh đối với giáo viên. Có thể nói bạo lực học đường ngày càng diễn ra dưới các hình thức đa dạng, phức tạp và đối tượng là nạn nhân của bạo lực học đường ngày càng rộng đe dọa đến văn hóa học đường, giáo dục và tương lai của xã hội. Theo Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ (CDC), khái niệm về bạo lực học đường được xem chính là một phần thuộc bạo lực giới trẻ, hình thức bạo lực này thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 6-24 tuổi. Bắt nạt trong trường học cũng chính là một trong những hành vi của bạo lực học đường. Cả bắt nạt học đường và bạo lực học đường đều là những hành động nhằm mục đích đối xử thô bạo với những bạn học sinh khác. Nhưng mức độ và hậu quả để lại của bắt nạt học đường thấp hơn. Bắt nạt học đường là các hành vì bao gồm từ các hành động đá, xô đẩy, đặt tên hay đe dọa, xa lánh, cô lập, gây lời đồn, … Từ đó, định nghĩa rộng nhất của bạo lực học đường đó là các hành vi cố ý gây thương tích, xúc phạm về thể chất và tinh thần cho người khác tại học đường. Hậu quả trước mắt của bạo lực học đường đó là ảnh hưởng đến sức khỏe, ảnh hưởng đến tâm lý của người bị hại sau đó là cảm giác lo sợ, những áp ảnh tồi tệ, về lâu dài bạo lực học đường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính cách, hành động ứng xử, suy nghĩ trong tương lai của nạn nhân bạo lực học đường. 2. Thực trạng bạo lực học đường tại Việt Nam Bạo lực học đường hiện đang là vấn đề nhức nhối ở nước ta, hiện tượng này đang ngày càng có chiều hướng giảm đi tuy nhiên nó vẫn tồn tại và đe dọa đến tinh thần của nạn nhân bạo lực học đường cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn hóa học đường. Rất nhiều bài báo, đoạn video được tung lên mạng với hình ảnh những cô cậu học trò đánh nhau, rồi những cái chết oan khiên khi nạn nhân còn quá trẻ chỉ vì những lời trêu chọc, kì thì, dọa dẫm của bạn bè. Và chúng ta cũng vừa bàng hoàng vì hành động bạo lực của giáo viên mầm non tại Hải Phòng khi “bóp miệng” học sinh của mình để bón cơm và những hành động bạo lực khác. Hải Phòng mới chỉ là một trong những hành vi bị phanh phui nhưng thực tế còn rất nhiều những hành động bạo lực mà giáo viên làm với học sinh mình mà báo chí không thể khui ra hết được. Phụ huynh không thể yên tâm khi gửi con em mình đến trường học nếu như hiện tượng bạo lực học đường không được giải quyết triệt để nhất có thể. 3. Giải pháp đẩy lùi bạo lực học đường Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề vô cùng nhức nhối của gia đình, nhà trường và xã hội, vậy làm sao để đẩy lùi vấn nạn đáng buồn này? Đó chính là sự kế hợp hoàn hảo vai trò của những cá nhân, tổ chức trong gia đình, nhà trường và cả vai trò chung của toàn xã hội. Nhà trường bằng những hành động cụ thể của mình nhằm thực hiện các công tác về tư tưởng, kiểm soát học sinh nhằm hạn chế tối đa các hành động bạo lực học đường. Giáo viên chủ nhiệm chính là những người sát xao nhất với các em, gia tăng vai trò của giáo viên cũng chính là một cách để ngăn chặn và đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường. Giáo viên chủ nhiệm nên thân thiết hơn với các học trò của mình bằng cách tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa, kịp thời nắm bắt tư tưởng, những khó khăn mà học sinh mình gặp phải trong đó có cả những khó khăn về bạo lực học đường. Gia đình cũng là một thành phần quan trong tham gia vào toàn bộ quá trình giáo dục tư tưởng, nhân cách cho con em mình. Cha mẹ là những người thân thiết nhất với học sinh, họ cũng chính là những người đáng để tin tưởng và chia sẻ những tâm tư nguyện vọng hay khó khăn mà con em mình gặp phải. Chính vì vậy, thay vì luôn giữ thái độ nghiêm nghị thì tại sao mỗi bậc cha mẹ không biến mình trở thành bạn của con em mình để cùng nhau tâm sự, sẻ chia những khó khăn trong cuộc sống. Cuối cùng là vai trò của xã hội, một xã hội công bằng, văn minh sẽ góp phần nâng cao tư tưởng, văn hóa chung của toàn dân. Bằng những hoạt động tuyên truyền đẩy lùi bạo lực học đường của mình, xã hội sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát cũng như đẩy lùi bạo lực học đường. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về bạo lực học đường và vấn nạn bạo lực học đường. Từ đó có những hành động của riêng mình nhằm đẩy lùi vấn đề nhức nhối này.
Tham khảo bài gốc ở: Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân và giải pháp khắc phục
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét