Đơn xin nghỉ phép và những lưu ý khi nghỉ phép, bạn biết chưa?

Đơn xin nghỉ phép và những lưu ý khi nghỉ phép, bạn biết chưa?

Nghỉ phép là nhu cầu của bất kỳ người la động nào khi có việc phát sinh. Các nguyên nhân nghỉ phép thường là vào những dịp đi du lịch, đám hiếu, đám hỷ hay một vấn đề đột xuất nào đó xảy ra như tình trạng sức khỏe của bản thân, người thân trong gia đình cần phải chăm sóc,…Khi đó chức năng của mẫu đơn xin nghỉ phép sẽ được phát huy. Vậy làm thế nào để xin nghỉ phép thành công và có một tờ đơn nghỉ phép thuyết phục? Hãy tham khảo một số thông tin bên dưới đây nhé! 1. Định nghĩa đơn xin nghỉ phép Nghỉ phép là một chế độ đãi ngộ của nơi làm việc mà ngoài lương, thưởng ra đây là vấn đề mà người lao động quan tâm đến tiếp theo. Đây là chế độ, người lao động có quyền hưởng và thực hiện nhưng không phải tùy tiện. Khi người lao động có nhu cầu nghỉ phải xin phép ban quản lý theo đúng quy trình và kèm theo một mẫu đơn được gọi theo mục đích là đơn xin nghỉ phép. Có thể hiểu một cách đơn giản về đơn xin nghỉ phép là mẫu đơn dành cho người lao động mỗi khi có nhu cầu nghỉ làm tạm thời trong khoảng thời gian giới hạn theo quy định của mỗi công ty và theo quy định trong Bộ Luật Lao Động. Đơn xin nghỉ phép sẽ được trình lên ban quản lý với lý do hợp lý, thuyết phục rồi được xác nhận bằng chữ ký của người phụ trách là bạn sẽ có những ngày nghỉ như đã ghi trong đơn. Các mẫu đơn xin nghỉ phép gồm: - Mẫu đơn xin nghỉ phép cúa cán bộ công chức - Mẫu đơn xin nghỉ phép năm - Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch - Mẫu đơn xin nghỉ phép của giáo viên - Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương - Mẫu đơn xin nghỉ phép dài hạn -… 2. Quy trình xin nghỉ phép Để có thể xin nghỉ phép theo đúng nguyện vọng cho một kế hoạch đã biết trước hoặc một việc đột suất thì bạn cũng phải làm theo một quy trình. Không chỉ cần đơn xin nghỉ phép đúng theo quy định mà còn phải tuân thủ đúng, đủ các bước do công ty quy định để có thể kịp thời xin nghỉ phép trong thời gian ngắn nhất.Các bước của một quy trình xin nghỉ phép sẽ được đề cập đến sau đây: 2.1. Viết đơn xin nghỉ phép Việc đầu tiên bạn cần làm ở đây là viết một lá đơn xin nghỉ phép với đầy đủ thông tin người nghỉ, lý do nghỉ và nghỉ trong thời gian bao lâu. Mỗi công ty sẽ có một mẫu đơn xin nghỉ phép riêng nhưng vẫn đầy đủ những thông tin cần thiết. Nhân viên trong công ty khi có nhu cầu nghỉ phép có thể lấy mẫu đơn từ phòng hành chính nhân sự hoặc tham khảo các mẫu đơn trên Internet nếu công ty cho phép. Nếu thành ý bạn cũng có thể tự viết cho mình một lá đơn nghỉ phép nhưng phải đảm bảo đúng về nội dung và hình thức theo quy định. 2.2. Chuyển lên ban quyển lý duyệt đơn xin nghỉ phép Sau khi nội dung các thông tin yêu cầu trong mẫu đơn xin nghỉ việc đã được bạn điền đầy đủ, lúc này việc bạn cần làm tiếp theo là chuyển đơn lên ban giám đốc để chờ phê duyệt.Trình tự và thời gian phê duyệt có thể tùy thuộc vào quy định của mỗi công ty. Có những công ty sẽ dựa vào thời gian nghỉ của bạn mà phải trình lên đúng cấp quản lý có thẩm quyền mới được duyệt, cụ thể như sau: - Đơn xin nghỉ phép dưới 1 ngày: Trưởng phòng hoặc phó phòng trực tiếp là người phê duyệt mà có thể không cần đến đơn từ - Đơn xin nghỉ phép từ 1 – 5 ngày: Do trưởng phòng ký duyệt đồng thời có chữ ký của cả giám đốc nhân sự - Đơn xin nghỉ phép từ 5 ngày trở lên: Nghỉ phép với thời gian dài hạn sẽ phải được phê duyệt từ cấp giám đốc nhân sự dến giám đốc điều hành phê duyệt Sau khi tiếp nhận đơn xin nghỉ phép của người lao động, ban quảy lý có thể sẽ không đồng ý phê duyệt vì còn phải xem xét lịch làm việc của cá nhân đó kết hợp với khối lượng công việc và quy định của công ty để phê duyệt đơn. 2.3. Chuyển đơn xin nghỉ phép về bộ phận nhân sự Khi đơn xin nghỉ phép đã có kết quả sẽ được chuyển lại cho bộ phận nhân sự để thông báo kết quả chính thức cho người lao động kể cả đơn xin nghỉ phép có được phê duyệt hay không. Nếu bạn chưa được thông báo kết quả chính thức mà tự ý nghỉ thì sẽ bị phạt là nghỉ không có lý do. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt mà nghỉ đột xuất như tai nạn, đám hiếu của người thân… các tổ chức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể châm trước để ban xin nghỉ phép trực tiếp rồi bổ sung đơn nghỉ phép sau. 3. Cách viết đơn xin nghỉ phép thông dụng nhất Để có thể xin nghỉ phép và có được sự phê duyệt nhanh chóng từ cấp quản lý, bạn cần có một mẫu đơn xin nghỉ việc chuẩn và đúng nhất theo quy định của nơi làm việc. Đồng thời bạn phải nắm được cách viết đơn theo một số lưu ý sau đây để đơn của bạn được phê duyệt sớm nhất có thể. 3.1. Giọng điệu nhẹ nhàng và lịch sự Một thái độ nhẹ nhàng, khéo léo và tôn trọng cấp trên là điều đầu tiên làm cho lá đơn của bạn thuyết phục được người khác. Thể hiện được sự chuyên nghiệp của bạn trong cách hành văn cách như là mong muốn của bạn một cách trang trọng. Cho dù nghỉ phép là chế độ bạn được hưởng nhưng bạn không nên tỏ thái độ cho rằng mình là người có quyền. Bên cạnh đó, có thể do tính chất công việc mà đơn nghỉ phép của bạn không được phê duyệt nhưng nếu với thái độ hòa nhã thì bạn sẽ tạo cho mình thêm cơ hội. 3.2. Đưa ra lý do phù hợp, trung thực Yếu tố quan trọng nhất quyết định đến quyết định được nghỉ phép hay không nằm ở lý do xin nghỉ. Cho dù những thông tin khác bạn có viết hay đến mấy thì cái ban lãnh đạo để ý đến đầu tiên vẫn chỉ là cái lý do trên tờ đơn mà thôi. Điều này không có nghĩ là bạn biến tấu lý do của mình lên tận mây cao hay dùng lý do đó như một từ khóa để viết thành một bài “tấu” hoặc nghĩ ra một lý do khác thuyết phục hơn nhằm có được sự đồng ý của ban quản lý, tôi khuyên bạn nên trung thực xin nghỉ đúng với vấn đề bạn cần giải quyết. Bởi nếu bị phát hiện thị bạn sẽ bị kỷ luật, thậm chí là đuổi việc do thiếu trung thực, lách luật để đạt được mục đích cá nhân. Sẽ không có công ty nào gây khó khăn cho bạn trong việc nghỉ phép nhưng vấn đề là bạn có tạo cho họ niềm tin tưởng hay không. 3.3. Trình bày lá đơn chi tiết rõ ràng Những vấn đề quan trọng trong lá đơn thì bạn nên trình bày thật chi tiết và rõ ràng đảm bảo cho quá trình nghỉ phép được diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt cần lưu ý ở đây là lý do nghỉ và thời gian. Lý do bạn không được trình bày chung chung chẳng hạn như: Nhà tôi có việc, tôi bị mệt,… Mà bạn cần trình bay chi tiết lý do rằng nhà có việc cụ thể là gì? Bị ốm là gì? Nhức đầu, đau bụng hay đau tay,… Nếu có thể bạn nên cung cấp thông tin về thời gian nghỉ, thời điểm quay lại với công việc ngay trong đơn ngoài ra thì thông tin liên lạc là cần thiết khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra trong thời gian nghỉ phép liên quan đến công việc mà trước khi nghỉ phép bạn chưa thực hiện xong. 3.4. Đề suất phương án để giải quyết công việc trong thời gian nghỉ Nếu bạn cảm thấy đến hôm nghỉ phép mà mình vẫn chưa hoàn thành công việc và đông thời không thể hoãn công việc thì bạn có thể chủ động đề suất phương hướng giải quyết để ban lãnh đạo xem xét. Nếu hợp lý, bạn có thể nghỉ mà không cần bận tâm đến công việc. 4. Những lưu ý khi xin nghỉ phép 4.1. Quy định về chế độ nghỉ phép của người lao động Người lao động có thời gian làm việc tại một đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên và hưởng lương theo hợp đồng lao động sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép năm tùy theo môi trường làm việc được quy định như sau: - Lao động sẽ được nghỉ phép 12 ngày/tháng nếu làm việc trong điều kiện bình thường - Với những người lao động làm việc trong điều kiện khắc nghiệt hơn, môi trường làm việc độc hại theo quy định của Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Y tế ban hành sẽ được nghỉ phép tối đa là 14 ngày/ năm - Với người làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc và có thể gặp nguy hiểm khác theo quy định của các cơ quan chức năng sẽ được nghỉ tối đa là 16 ngày/năm. 4.2. Xin nghỉ phép không lương Ngoài chế độ nghỉ phép theo năm nhưng vẫn được hưởng lương và một số trường hợp ngoại lệ khác thì nếu người lao động có nhu cầu nghỉ thêm thì vẫn được nghỉ nhưng không có lương và phải điền vào đúng mẫu đơn xin nghỉ phép không lương theo quy định: -  Người lao động bắt buộc phải thông báo về việc xin nghỉ phép không lương trong 1 ngày của mình cho các cấp quản lý trong các trường hợp: ông bà nội/ngoại mất, anh/chị/em ruột mất, bố/mẹ kết hôn, anh/chị/em ruột kết hôn. - Bên cạnh những trường hợp kể trên bạn phải điền đầy đủ các thông tin quan trong vào mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương và chờ phê duyệt nếu muốn xin nghỉ phép xử lý việc riêng mà đã quá thời gian nghỉ phép năm theo quy định Trên đây là một số những thông tin hữu ích về quy trình xin nghỉ phép và cách viết đơn xin nghỉ phép hợp lý nhất dành cho người lao động. Hi vọng những thông tin bạn cần đều có trong bài viết. Hãy luôn đồng hành cùng Vieclam24h.net.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nhé!

Tham khảo bài gốc ở: Đơn xin nghỉ phép và những lưu ý khi nghỉ phép, bạn biết chưa?

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur