Những mẹo tạo ấn tượng đắc lực khi viết CV xin thực tập

Những mẹo tạo ấn tượng đắc lực khi viết CV xin thực tập

Khi trở thành thực tập sinh thì bạn sẽ có cơ hội cầm trong tay tấm vé trở thành nhân viên của công ty. Đó chỉ là việc sớm muộn mà thôi. Tuy nhiên với sinh viên sắp ra trường, chưa có kinh nghiệm thực tế, kỹ năng cần thiết đối với công việc, kiến thức được học đôi khi quá xa vời với thực tế thì thực tập càng trở nên cần thiết hơn. Hãy tham khảo những hướng dẫn viết CV xin thực tập nhé. 1. Tại sao bạn cần viết CV dành cho sinh viên xin thực tập? Tại sao bạn cần viết CV dành cho sinh viên xin thực tập? Tuy thực tập không phải là khái niệm gì đó to tát, nhưng cũng không phải dễ dàng để có được một vị trí thực tập như ý muốn. Việc trở thành thực tập sinh ở những tập đoàn lớn sẽ mang cho bạn nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Nó là khoảng thời gian giúp cho chúng ta có thể cọ sát, học hỏi và đồng thời cũng giúp nhà tuyển dụng có thể tìm ra nguồn nhân lực tiềm năng. Có thể nói thực tập sinh là một trong những mầm non để giúp cho cái cây lớn của công ty ngày càng phát triển. Cho nên việc cạnh tranh giữa các ứng viên sẽ trở nên ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy, CV chính là một loại vũ khí không biết nói nhưng thông qua những câu chữ có thể hạ gục được rất nhiều người. 2. Cách trình bày CV thực tập ấn tượng Giữa thị trường thực tập với muôn vàn sinh viên khác nhau thì có nhiều bạn sinh viên vẫn chưa biết trình bày cho mình một CV như thế nào cho hợp lý để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, giúp cho cánh cửa thần kỳ được mở ra đưa bạn tới vòng phỏng vấn. 2.1. Trình bày một cách khoa học, bố cục rõ ràng Trước hết, khi bắt đầu bước vào vòng phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ chưa biết bạn là người như thế nào. Nhưng thông qua CV đã gửi của bạn, họ có thể đánh được phần nào con người bạn cũng như những kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với công việc mà bạn sở hữu. Việc một đơn xin thực tập có bố cục, rõ ràng khoa học, không quá phô trương, gọn gang, trang nhã sẽ lấy được thiện cảm lớn từ nhà tuyển dụng.  Đó cũng là một cách phản ánh sự chỉn chu, tỉ mỉ, nghiêm túc của bạn đối với công việc này. Hãy lưu ý là mỗi khi đến mùa thực tập là nhà tuyển dụng sẽ nhận hàng trăm CV ứng tuyển. Thời gian với họ là vô giá cho nên họ sẽ không có nhiều thời gian để đọc kỹ CV của bạn đâu. Thường thì nhà tuyển dụng sẽ chỉ dành từ 10-15 giây để lướt qua mỗi CV. Vậy thì bằng cách nào CV của bạn có thể vượt cạn thành công? 2.2. Chú trọng vào phần mục tiêu nghề nghiệp Với những sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thì việc nêu ra những mục tiêu cũng là một cách tạo điểm nhấn cho CV của chính mình. Vì vậy, bạn cần nêu mục tiêu của mình thật rõ ràng, cụ thể để nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan về bạn. Mục tiêu nghề nghiêp được trình bày một cách thông minh đồng thời cũng là cách đánh giá sự nhiệt huyết của bạn đối với công việc bạn đang muốn ứng tuyển có thực sự cao hay không. Hãy chứng tỏ rằng mình là người có thể cải thiện được hiệu quả, cũng như có thể đóng góp khả năng của mình vào sự phát triển của công ty. Bởi không ai muốn chọn những người chẳng có gì hứng thú hay có lửa với công việc cả. Cách trình bày CV thực tập ấn tượng 2.3. Tạo điểm nhấn bằng mục hoạt động xã hội Việc góp mặt của bạn trong các câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện không chỉ giúp bạn có những trải nghiệm ở mỗi phương diện khác nhau mà còn là điều rất có giá trị trong đơn thực tập, đặc biệt là những sinh viên chưa có kinh nghiệm. Đừng chỉ nêu không về tên công ty, vị trí hay thời gian làm việc mà hãy cố gắng viết chi tiết hơn. Chắc chắn rằng khi nhà tuyển dụng đã hiểu bạn hơn về thông tin thì họ sẽ kh.ông dễ dàng để ban đi đu đưa đi đâu. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về bạn nếu họ biết trước. Con só thường gây tạo niềm tin và ấn tượng hơn. 2.4. Kỹ năng là điều quan trọng Kỹ năng là một trong những yếu tố được đánh giá rất cao. Nếu bạn nghĩ mình không phải một người nổi trội về học vấn cũng như kinh nghiệm, nhưng bạn vẫn có thể phù hợp với trí ứng tuyển. Hãy chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng các kỹ năng của bạn thực sự phù hợp với công việc như thế nào. Đồng thời cũng không nên bỏ qua bất cứ tài lẻ nào mà bạn có. Đọc kỹ mục này và đặt nó ở một trí nổi bật nhé. Ví dụ nếu bạn viết được CV thực tập bằng tiếng anh thì kỹ năng tiếng anh của bạn khá ổn rồi.  2.5. Độ dài cho CV Nếu chưa đề cập đến nội dung thì hình thức trình bày ngay từ đầu đã đủ cho nhà tuyển dụng đưa ra quyết định có nên tiếp tục xem xét CV của bạn hay không. Một CV gọn gàng, trình bày khoa học, bố cục rõ ràng cũng đã gây thiện cảm cho người đọc từ cái nhìn đầu tiên. Thực tế không có một độ dài nhất định sử dụng cho CV. Nhưng ta chỉ nên tóm gọn nó trong khoảng tầm một trang A4. Bởi lẽ ngay cả những người đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm thì CV thường không dài quá hai trang A4. Vì vậy, khi vẫn còn đang là sinh viên, chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì không có lí do gì để sinh viên thực tập có thể viết dài quá hai trang cả. Có lẽ vẫn còn hạnh phúc chán với sinh viên thực tập khi bạn không phải viết CV quá dài. 3. Chúng ta có thể tạo những mẫu CV ở đâu? Chúng ta có thể tạo những mẫu CV ở đâu? Hiện nay có rất nhiều trang web hỗ trợ việc viết CV thông qua những CV được thiết kế sẵn. Bạn có thể download các mẫu CV xin thực tập đẹp trên Vieclam24h.net.vn trên ứng dụng google nhé. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tạo sự khác biệt bằng cách sáng tạo một CV cho riêng mình thì có thể sử dụng phần mềm chuyên dụng như AI nếu như bạn đã biết cách dùng ứng dụng đó. Còn không thì bạn có thể tham khảo cách viết CV file word. Đây cũng là một cách hay giúp cho bạn có một CV như ý muốn. 4. Những nội dung cần có trong CV xin thực tập Bạn có thể thoải mái sáng tạo với những nội dung dưới đây. Miễn là chúng phù hợp với bố cục của một CV là được nhé. Những nội dung cần có trong CV xin thực tập 4.1. Tiêu đề của CV Thay vì để hai chữ CV ngay trên đầu, bạn hãy xóa bỏ nó và viết tên của mình vào nhé. Tiếp theo phần vị trí ứng tuyển, ghi rõ rằng vj trí bạn đang muốn ứng tuyển là gì. Ví dụ như: content marketing… 4.2. Thông tin cá nhân Phần này gồm những thông tin như hình ảnh của bạn, ngày tháng năm sinh,giới tính, số điện thoai, email, địa chỉ (nơi ở hiện tại). Hãy nhớ nêu thật chính xác nhé tránh việc bạn đã trở thành ứng viên ưu tú rồi nhưng cuối cùng nhà tuyển dụng không biết được thông tin liên lạc của bạn. Như vậy bạn đã mất đi một cơ hội thực tập thật đáng tiếc. 4.3. Mục tiêu nghề nghiệp Chú ý viết thật ngắn gọn nhưng không sơ sài, súc tích những điều bạn muốn có được trong ngắn hạn và trong dài hạn. 4.4. Quá trình học tập Bạn không cần quá tập trung vào giai đoạn trung học phổ thông mà chỉ cần nêu rõ thời gian bạn học tại trường cao đẳng/đại học, ngành nào, sinh viên năm thứ mấy, điểm số hiện tại (GPA nếu có). 4.5. Chứng chỉ Chứng chỉ ngoại ngữ hay các khóa học bên ngoài, bất kể khóa học bạn đã tham gia và đạt được trong các khóa học đó. 4.6. Thành tích học tập Nêu các thành tích, học bổng (nếu có) đã đạt được. Cũng đừng quên nếu bạn được tuyên dương hoặc khen thưởng vào trong CV nhé. 4.7. Kinh nghiệm làm việc Nếu không có kinh nghiệm thì bây giờ tôi phải làm sao đây? Thực tập sinh mà cũng phải cần có kinh nghiệm hả? Câu trả lời là đương nhiên rồi. Nhưng thay vào đó bạn có thể nêu những hoạt động mà mình đã nêu ở trên hay những project mà bạn đã từng làm. 4.8. Kỹ năng Bạn sẽ ăn điểm cao ở phần này đó. Với mỗi công việc khác nhau hãy ghi những kỹ năng khác nhau phù hợp với vị trí ứng tuyển nhé. Ví dụ: Viết CV thực tập kế toán thì bạn nên để các kỹ năng trong ngành kế toán như kỹ năng tin học văn phòng,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần trình bày mức độ thông thạo của mỗi kỹ năng. Nhưng tuyệt đối không nên sử dụng các từ như thành thạo hay biết sử dụng… nhé . 4.9. Người tham chiếu Sẽ dễ dàng hơn nếu bạn đã đi làm. Khi ấy bạn chỉ cần viết họ tên người tham chiếu là leader của bạn. Nhưng nếu bạn chưa đi làm bao giờ thì cũng đừng lo lắng. Do các bạn thường làm các project với giảng viên trên trường nên hãy viết tên thầy cô hướng dẫn của bạn để nhà tuyển dụng đối chiếu khi cần. Ngoài ra, CV sẽ có giá trị nếu như có những bằng chứng xác thực. Đây cũng là một gợi ý khá quan trọng trong mẹo viết CV thực tập. Để tăng độ tin tưởng cũng như chứng minh những thông tin mình đưa ra là thật thì bạn nên đưa ra những dẫn chứng. Bằng cách này vừa cho thấy tính chuyên nghiệp, vừa có tính thuyết phục cao, đồng thời cũng là bằng chứng để bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn không hề chém gió. Theo nghiên cứu của Eric Hilden khảo sát những người làm việc nhân sự đã cho thấy những yếu tố nhà tuyển dụng muốn tìm ở một ứng viên với những phần trăm được thể hiện ở bảng dưới đây: Tiêu chí Phần trăm Kinh nghiệm trong những công việc liên quan 45% Trình độ chuyên môn và kỹ năng 35% Dễ đọc 25% Thành tích 16% Ngữ pháp và chính tả 14% Học vấn 9% Khao khát thành công 9% Có mục tiêu rõ ràng 3% Những “từ khóa”, thông tin liên hệ, kỹ năng tin học, trải nghiệm cá nhân… 5% Từ bảng ta có thể thấy, kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng vẫn luôn là những yếu tố nhà mà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất trong CV của mỗi ứng viên. Vì vậy hãy chú ý Mục 2 mà mình đã nêu nhé. Bên cạnh đó thì hãy kiểm tra lại toàn bộ CV của mình. Bởi yếu tố ngữ pháp chính tả đã chiếm tới 14% rồi kìa. Và hãy chắc chắn rằng bạn không bị mắc lỗi chính tả ở bất kỳ câu chữ nào. Nó là hiện thân cho sự tỉ mỉ, cẩn thận của bạn để lấy được lòng của người sẽ tuyển bạn đấy. Hãy coi đầu tư vào CV của mình sẽ là một đòn bẩy giúp bạn đi đến tấm vé của thực tập sinh với con đường ngắn nhất để lấy động lực nhé. Thông qua bài viết trên, mình hi vọng bạn cũng đã học được những mẹo tạo ấn tượng khi viết CV xin thực tập rồi đúng không nào. Hi vọng cho cánh cửa thần kỳ của Đôremon sẽ mở ra với bạn sớm nhất nhé. Chúc bạn apply thành công vị trí mà mình mong muốn.

Tham khảo bài gốc ở: Những mẹo tạo ấn tượng đắc lực khi viết CV xin thực tập

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur