Giúp bạn trả lời câu hỏi: Ngành quan hệ quốc tế ra làm gì?
1. Quan hệ quốc tế và những điều cần biết Quan hệ quốc tế là ngành nghiên cứu về vấn đề ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thuộc một trong những ngành của chính trị học. Ngoài triết học ra, quan hệ quốc tế còn liên quan tới một số lĩnh vực khác như: kinh tế, địa lý, lịch sử, xã hội học , nhân loại học, tâm lý học và văn hóa học. Không chỉ thế quan hệ quốc tế còn là một trong những ngành có liên quan trực tiếp đến các vấn đề đa dạng toàn cầu hóa và những tác động của xã hội, môi trường, bảo vệ lãnh thổ của mỗi quốc gia, chủ nghĩa dân tộc trên thế giới , mức độ tăng trưởng hạt nhân , phát triển kinh tế, khủng bố, tội phạm quốc tế, nhân quyền,… Vì đặc thù của ngành nghề này như vậy nên đòi hỏi người làm trong lĩnh vực quan hệ quốc tế cần có khả năng thiết lập tốt các mối quan hệ trong xã giao, đàm phán, hợp tác quốc tế. Đồng thời phải có trình độ ngoại ngữ tốt vì thường xuyên hợp tác với các công ty, doanh nghiệp nước ngoài. 2. Những điều sinh viên cần học để trở có thể hoạt động trong ngành quan hệ quốc tế Hiện nay, trong nước ta có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành quan hệ quốc tế chuyên sâu như: đại học quốc gia Hà Nội, đại học Ngoại Thương, học viện báo chí và tuyên truyền,… Khi tham gia học ở đây sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản về lịch sử trong và ngoài nước; chính trị thế giới thời kỳ hiện đại; những lý thuyết, trường phái cơ bản trong quan hệ giữa các nước; kiến thức về khoa học, chính trị bổ ích, nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời hiểu biết chính trị của các nước khác; kiến thức về luật quốc tế; những kiến thức nền tảng về văn hóa, tôn giáo thế giới; kiến thức về tổ chức bộ máy hoạt động của các quốc gia. Trong quá trình học, các sinh viên sẽ được tiếp xúc với những môn học thú vị đem lại nhiều kiến thức bổ ích như: Chính sách đối ngoại, đàm phán quốc tế, lý thuyết an ninh quốc tế,… Ngoài những bộ môn chuyên ngành ra, các trường đào tạo ngành quan hệ quốc tế còn rất chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên. Bởi đây là điều quan trọng nhất khi bạn tham gia vào môi trường quốc tế. Những gì được học ở trường sẽ giúp bạn nâng cao hiểu biết, xây dựng cho bạn lối sống của một công dân toàn cầu, khi làm bất cứ việc gì cũng phải suy nghĩ toàn vẹn. Bởi đôi khi quyết định của bạn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn tác động lớn đến những người xung quanh. Đồng thời giúp bạn có thêm các kỹ năng về giao tiếp, lễ tân, tăng cường tư duy. 3. Những công việc sinh viên ngành quan hệ quốc tế có thể làm 3.1. Ngành quan hệ quốc tế và những cơ hội Trong thời đại Toàn cầu hóa hiện nay, đất nước ta đang tích cực tăng cường quan hệ với các nước cả trong khu vực và trên thế giới. Bằng sự thuyết phục và khả năng của mình mà hiện nay nước ta đã hợp tác với gần 190 quốc gia thuộc Liên Hợp Quốc, có quan hệ thương mại với hơn 220 quốc gia khu vực và trên thế giới về các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Các tổ chức nước ta tham gia như: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN), tổ chức Thương MẠi thế giới(WTO),… Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường thế giới, thúc đẩy đất nước phát triển. Để có thể duy trì được các mối quan hệ quốc tế, nước ta cần một đội ngũ nhân lực dồi dào, có năng lực phục vụ cho ngành này. Đây cũng là một trong những chìa khóa mở ra cơ hội việc làm rộng lớn cho các bạn sinh viên mới ra trường. Đồng thời ở trong các công ty, doanh nghiệp muốn hợp tác với nước ngoài thì cũng cần đội ngũ quan hệ quốc tế. Bởi vậy cơ hội việc làm dành cho những sinh viên ngành nghề này là rất lớn 3.2. Học ngành quan hệ quốc tế ra trường làm gì? Với trình độ chuyên môn của mình, sinh viên tốt nghiệp ngành quan hệ quốc tế ra trường có thể làm việc ở rất nhiều nơi như: Các cơ quan quản lý nhà nước từ các bộ, ban, ngành đến trung ương; các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các công ty liên kết với doanh nghiệp nước ngoài, văn phòng đại diện của nước ngoài tại Việt Nam; các đơn vị báo chí, truyền hình hay các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo chuyên môn,… Ở những đơn vị công tác này, sinh viên có thể làm một trong những công việc như sau: - Chuyên viên đối ngoại: Với những sinh viên mới ra trường có năng lực tốt, bạn hoàn toàn có thể xin vào làm việc ở vị trí chuyên viên đối ngoại ở các công ty, doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Muốn trở thành một chuyên viên đối ngoại bạn cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng bởi ngành nghề này tương đối nhiều áp lực, trong đó bao gồm các công việc như: xây dựng và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp giữa các doanh nghiệp với nhau, phát triển hình ảnh của công ty thông quá các thương hiệu, sự kiện, quảng cáo, thực hiện các buổi đón tiếp khách nước ngoài,… đồng thời thực hiện theo các nhiệm vụ cấp trên giao phó. Bởi tính chuyên nghiệp và tầm quan trọng của mình nên chuyên viên đối ngoại cần có kỹ năng giao tiếp tốt, nhanh nhạy trong việc xử lý tình huống, ngoại hình ưa nhìn đặc biệt là trình độ ngoại ngữ tốt để có thể giao tiếp với khách nước ngoài. - Hướng dẫn viên du lịch quốc tế: Nhiều người thắc mắc rằng học quan hệ quốc tế tại sao lại làm hướng dẫn viên? Thực chất những điều bạn học được ở trường hoàn toàn có thể phục vụ cho ngành này. Nó không chỉ mang lại thu nhập cao mà còn nâng cao hiểu biết, kiến thức cho người lao động, đặc biệt là những sinh viên mới ra trường. Với công việc này, bạn có thể xin được ở rất nhiều công ty, doanh nghiệp liên quan đến du lịch. Đây cũng là ngành nghề đang được rất nhiều các bạn trẻ ưa thích bởi môi trường làm việc năng động, mức đãi ngộ cao. Tuy nhiên, để có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch quốc tế giỏi thì bạn cần chú ý các yêu cầu sau: Có kỹ năng giao tiếp tốt, không nói ngọng, không nói giọng địa phương; ngoại hình đẹp, ưa nhìn; có hiểu biết sâu rộng về lịch sử, địa lý, văn hóa ; đặc biệt chú ý phải tôn trọng tôn giáo của từng du khách, không được phổ biến sai kiến thức hay lợi dụng để lôi kéo, đòi tiền khách,.. - Phiên dịch viên: Ngành quan hệ quốc khi ở trên ghế nhà trường các bạn đã được đào tạo rất kỹ về ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh nên khi kết thúc học thì bạn hoàn toàn có thể xin vào các công ty, doanh nghiệp hay các cơ quan nhà nước ở vị trí phiên dịch viên. Làm việc trong môi trường này, bạn sẽ nhận được mức thu nhập cao, ổn định và học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân, tăng cường kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra những sinh viên học ngành quan hệ quốc tế ra trường có thể thực hiện một số công việc khác như: điều phối dự án, đại diện thương mại cho các công ty trong và ngoài nước, nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng trên cả nước,… 4. Những yếu tố tố chất của ngành quan hệ quốc tế Nếu như bạn đang có ý định học ngành quan hệ quốc tế thì cần tìm hiểu bản thân mình có những tố chất phù hợp với ngành này hay không? Các tố chất đấy có thể là: - Kỹ năng trình bày, giao tiếp, đàm phán: đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất nếu muốn làm việc trong ngành này. Bởi đặc thù của quan hệ quốc tế là thiết lập các mối quan hệ cả trong và ngoài nước. Bởi vậy, nếu như bạn không có khả năng giao tiếp tốt hay mắc tật nói ngọng, nói giọng địa phương thì sẽ rất khó khăn đấy. Đồng thời bạn phải có khả năng nắm bắt tâm lý của khách hàng, đối phương một cách nhanh nhẹn để có thể đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu họ đề ra đồng thời thu hút, giữ chân các khách hàng tiềm năng. Đây cũng là yếu tố giúp bản thân hòa đồng với cấp trên cũng như đồng nghiệp xung quanh. Hãy ứng xử khéo léo để tạo môi trường làm việc tốt nhất. - Kỹ năng làm việc độc lập, cũng như làm việc nhóm: Nghe thì tưởng chừng như mâu thuẫn, nhưng trên thực tế hai kỹ năng này lại bổ trợ cho nhau để bạn có thể hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần hợp tác, chủ động. Trong mỗi nhiệm vụ hãy tự lực làm việc không dựa dẫm , không đùn đẩy cho người khác. Đồng thời trong quá trình làm việc nhóm, cần kết hợp một cách chặt chẽ, lắng nghe, tổng hợp ý kiến của mọi người để có thể đạt hiệu quả công việc tối ưu nhất. - Khả năng giao tiếp tốt: Do đặc thù của công việc thường xuyên phải đi công tác hoặc gặp gỡ khách hàng nước ngoài nên nếu bạn không giỏi tiếng Anh thì không thể hoạt động trong lĩnh vực này. Cần trau dồi kiến thức tiếng anh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường bằng cách hăng hái học tập hoặc tham gia các chương trình đào tạo tiếng Anh chuyên sâu,… - Có kiến thức sâu rộng: Muốn hoạt động trong lĩnh vực này bạn phải có những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài. Tại sao lại như vậy? Bởi đối tượng mà bạn tiếp xúc là khách nước ngoài, nên nếu bạn không hiểu về họ thì rất khó tạo dựng được các mối quan hệ tốt đẹp, thậm chí còn gây ra những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến công ty cũng như đất nước. Bên cạnh đó, người hoạt động trong ngành quan hệ quốc tế cần phải biết quản lý quỹ thời gian tốt, nhanh chóng giải quyết những tình huống nảy sinh, quyết đoán, sáng tạo. Mong rằng bài viết của vieclam24h.net.vn trên đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi học ngành quan hệ quốc tế ra làm gì? đồng thời vạch ra cho mình những định hướng tốt, những bước đi mới trong tương lai.
Tham khảo bài gốc ở: Giúp bạn trả lời câu hỏi: Ngành quan hệ quốc tế ra làm gì?
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét