Chương trình giáo dục mầm non là gì? Điều cần biết về giáo viên mầm non

Chương trình giáo dục mầm non là gì? Điều cần biết về giáo viên mầm non

1. Chương trình giáo dục mầm non là gì? Chương trình giáo dục mầm non đã được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành và kèm theo đó chính là quyết định theo số 2006/QĐ-BGDĐT, trong đó thì ngài Bộ trưởng Bộ giáo dục đã phát biểu rằng: “Chương trình giáo dục mầm non chính là căn cứ để mà có thể tiếp tục triển khai được và chỉ đạo các công tác chăm sóc cũng như là giáo dục trẻ ở trong các cơ sở của giáo dục mầm non trong cả nước, và đồng thời đây cũng sẽ là căn cứ để đào tạo cũng như là bồi dưỡng thêm về các gióa viên mầm non, tăng cường các cơ sở vật chất cũng như là đảm bảo được các điều kiện để thực hiện các trương trình giáo dục mầm non có chất lượng tốt nhất. Chương trình giáo dục mầm non là gì Ngoài ra giáo dục mầm non còn là quá trình liên tục để hoàn thiện một chương trình giáo dục trong tất cả các khâu từ khi bắt đầu thiết kế chương trình đào tạo đến việc thực thi và đánh giá chương trình nhằm đáp ứng yêu cầu thay đổi của xã hội. Quản lí phát triển chương trình giáo dục. Là quá trình quản lý sao cho mục tiêu của hoạt động phát triển chương trình đào tạo được thực hiện; trong đó, chương trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu hiện tại của xã hội và hoạt động tổ chức phát triển chương trình đào tạo đạt được hiệu quả tốt nhất ở thời điểm đang xét. Quản lý phát triển chương tình giáo dục thực chất là sự chỉ đạo của các cấp trong việc định hướng xây dựng, phát triển chương trình, quản lý các hoạt động trong quá trình phát triển chương trình giáo dục như: tổ chức phân tích nhu cầu, tổ chức xác định mục đích, mục tiêu, tổ chức thiết kế, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện chương trình và tổ chức đánh giá cải tiến chương trình đó. 1.1. Cách thiết kế để xây dựng chương trình gióa dực mầm non Cách tiếp cận (approach) thể hiện quan điểm chỉ đạo trên cơ sở đó mà chương trình được xây dựng. Hình thức thiết kế chương trình (framework) thể hiện các thủ tục, cách thức thực hiện cách tiếp cận trong thực tiễn giáo dục. Một cách tiếp cận có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức thiết kế khác nhau, ngược lại, một hình thức thiết kế có thể sử dụng để hiện thực hoá nhiều cách tiếp cận khác nhau. Và một số cách tiếp cận cơ bản sau đây: - Tiếp cận mục tiêu: Dựa trên mục tiêu đào tạo, người xây dựng chương trình mới đưa ra các quyết định trong việc lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp sư phạm cũng như đánh giá cách thức đánh giá kết quả học tập. - Tiếp cận nội dung: Mục tiêu chương trình là nội dung kiến thức. Điều quan trọng khi xây dựng chương trình giáo dục là khối lượng và chất lượng cần truyền thụ. - Tiếp cận phát triển: Giáo dục hướng tới phát huy tối đa mọi tiềm năng của con người, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của người học. Tiếp thoe chính là hình thức để thiết kế ra chương trình giáo dục mầm non: Cách thiết kế để xây dựng chương trình gióa dực mầm non Chương trình khung - Chương trình được tổ chức theo môn học - Chương trình được tổ chức theo các chủ đề - Chương trình được tổ chức theo sự kiện - Chương trình được tổ chức theo hoạt động Ngoài ra, còn tồn tại nhiều kiểu thiết kế chương trình khác, như chương trình được thiết kế dưới hình thức trò chơi, chương trình mạng, chương trình dự án… 1.2. Nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục mầm non Xác định rõ mục tiêu cần đạt được đối với trẻ và phải hướng mọi hoạt động dựa trên mục tiêu Phải nắm vững chương trình GDMN, quan điểm chỉ đạo và quản lý thực hiên chương trình, đặc điểm phát triển tâm sinh – lý , vốn kinh nghiệm cuae trẻ em ở từng độ tuổi để xác định nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục một cách hợp lý Thiết kế các nội dung, các HĐGD tháng, tuần, ngày ở trường cần phải xuất phát từ trẻ và vì sự phát triển của trẻ.Vì vậy việc lựa chọn nội dung yêu cầu cần đạt trong kế hoạch phải ở mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ .nội dung trong các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc, kiến thức cung cấp cho trẻ phải mở rộng dần. Việc lựa chọn nội dung yêu cầu cần đạt trong kế hoạch phải ở mức độ cao hơn so với khả năng hiện có của trẻ. Nội dung trong các hoạt động phải có sự kế thừa, có chọn lọc, kiến thức cung cấp cho trẻ phải mở rộng dần. Nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục mầm non 2. Giáo viên mầm non Giáo viên mầm non chính là những người giảng dạy trong môi trường mầm non, và được ví là “cô nuôi dạy trẻ”. Có thể nói đây là một nghề khá là đặc biệt, cũng là một nghề nhà giáo đấy, nhưng không chỉ có việc “dạy” không thôi mà ngào ra còn phải tham gia quá trình “dỗ” các em học sinh của mình. Các giáo viên mâm non không chỉ là những người mang lên mình trọng trách giáo dục mà còn phải chăm sóc, và hơn hết không phải ai cũng có thể làm được công việc này, không phải cứ học xong là có thể theo nghề và làm được nghề, mà đây chính là công việc xuất phát từ tình yêu chứ không phải là sở thích. Và trước hết để mà làm giáo viên mầm non thì, những người giáo viên đặc thù về dạy mầm non này phải có một lòng đặc biệt yêu quý trẻ con như tình cảm của người mẹ đối với những người con của mình. Bởi bạn biết không, trong một ngày làm việc của giáo viên dạy mầm non, các giáo vien tiếp xúc với trẻ và trong một ngày có đến 2 phần 3 thời gian sinh hoạt ở tại trường giữa cô và trò. Các cô cho ăn, các cô vệ sinh cá nhân cho, các dỗ đi ngủ, và các cô cũng sẽ là người dạy cho bé những điều cần thiết nhất trông cuộc sống như là: Kỹ năng sống, các kiến thức về môi trường xung quanh, khoa học vui… để trẻ từ đó mà phát triển được thế mạnh và những tiềm năng vốn có của mình. Không chỉ dừng lại ở những công việc dạy và dỗ mà con trẻ còn rất mong chờ được sự quan tâm từ cô, chăm sóc, trìu mến cũng như là bảo vệ cho trẻ. Chương trình mầm non và giáo viên Tuy nhiên thì những tình yêu xuất phát như vậy phải là những thứ tình yêu của cô dành cho con trẻ, một tình yêu thương sáng suốt, trong tình yêu ấy có cả sự dịu dàng và cả những yêu cầu của  mình đưa ra để trẻ nghe lời và thực hiện theo, rèn cho trẻ thói quen và đạo đức tốt. Không chỉ dừng lại ở việc mà mình yêu mến trẻ không thôi mà mà những “cô nuôi dạy hổ” này cần phải biết rõ được điều mình đang làm, dang dạy cho trẻ, đó chính là có tâm với nghề và yêu thích nghề, yêu thích công việc mà  mình đang làm hằng ngày. Phải công nhận một điều như thế này đó là giáo viên mầm non là m ột trong những ngành nghề vất vả và khá áp lực, là công việc phải sử dụng cả trí lực cũng như sức lực của con người thì mới có thể hoàn thành tốt được công việc. Sức lực là để trông trẻ, để ý và chăm sóc được cho nhiều trẻ cùng một lúc. Còn trí lực đó chính là trí tuệ và chất xám mà mình phải bỏ ra để dạy trẻ những điều xung quanh, những điều tốt, điều xấu và giải đáp các thắc mắc cũng như câu hỏi tò mò của trẻ. Có khi trong một ngày, những giáo viên mầm non phải làm việc ở trên trường là 10 tiếng, nào là tiếng trẻ khóc, đuổi nhau, đánh nhau… rồi thì các cô gióa phải soạn giáo án, làm các đồ thủ công cho trẻ…Tất cả đều đến tay các cô giáo mầm non, vậy qua những điều như vậy hãy tự hỏi nếu như không nhiệt huyết, không yêu nghề, không yêu trẻ thì liệu có thể trụ được lâu với nghề, có thể lúc nào cũng nhẹ nhàng được với những đứa trẻ mầm non hay không? Đó chỉ là những công việc ở trên trường trên lớp mà mỗi người giáo viên mầm non phải làm, chưa kể đến việc còn áp lực từ phái các vị phụ huynh thương chiều con quá mức… Yêu quý trẻ và luôn mong muốn trẻ phát triển được một cách toàn diện nhất chính là đặc thù chung của các giáo viên mầm non. Nhưng trong một xã hội xô bồ như ngay nay thì có đôi lúc tình cảm thầy trò ấy đã bị méo mó đi, bị hiểu sai, và từ đó mà tình yêu cô trò, tình yêu thương của cô dành cho những đứa trẻ bị người đời đánh đổi và tính toán chi ly. Cũng có khá là nhiều câu chuyện tương tự như vậy đã và đang diễn ra trong môi trường sư phạm mần non, nơi mà những đứa trẻ như tờ giấy trắng nhưng lại phải chịu thứ tình thương méo mó và giả tạo như vậy. Cùng là xuất phát từ cái tâm của người làm trong nghề. Chương trình mầm non  Như vậy, đối với các bạn trẻ đang có ý định muốn theo nghề cũng như là mơi bắt đầu để chập chững bước chân vào nghề thì phải nhớ và lưu ý đến một điều rằng để trụ lâu được với nghề và trở thành một “cô nuôi dạy trẻ” giỏi thì đâu tiên các bạn nên tập cho mình là một người “mẹ”. Bởi vì yêu trẻ không chỉ thông qua bằng những lời nói yêu thương mà phải bằng suy nghĩ và thực hành ở hành động. Biết rõ được rằng nghề giáo viên mầm non chính là một trong những nghề vất vả nhất trong các nghề, với bao nhiêu là khó khăn, lo toan cũng như là áp lực. Nhưng với lòng yêu nghề và yêu trẻ thơ thì sẽ không có gì là khó đối với các giáo viên mầm non thực sự. 3. Giáo viên mầm non “gặt quả” từ lòng kiên nhẫn Có thể thấy được một điều như thế này, đó chính là bàn tay của nhà giáo để cầm phấn và viết lên những dòng chữ thật mềm mại, nhưng đối với các cô gióa mầm non thì lại khác, một bàn tay thô rát vì chưa hề nghỉ ngơi, đôi bàn tay để chăm trẻ từ  miếng ăn đến giấc ngủ ngay cả đến việc vệ sinh cá nhân cho các bé cũng đến tay của các cô. Cả việc dạy cho trẻ những kiến thức, nhưng kỹ năng cũng là các cô. Như thế thôi thì vẫn chưa đủ, làm trong nghề này mà muốn gặt được quả thì các cô giáo mầm non phải chắt chiu từng thời gian cũng như là niềm vui của chính mình. Áp lực của nghề giáo viên mầm non là vô cùng lớn. Cũng như các bạn độc giả đang đọc bài đã biết thì trong những quãng thời gian gần đây thì có không ít trường hợp xảy ra vụ việc bạo hàn trẻ tại trường mầm non tư thực cũng như là các trường mầm non tư nhân. Những điểm như thế này dường như đã làm ảnh hưởng đến không nhỏ về mặt tinh thần và thể chất của các em nhỏ cũng như là của các bậc phụ huynh. Cũng chính về những điều như thế này mà hình ảnh của nghề giáo viên mầm non cũng vì thế mà thay đổi theo một hướng không tốt. Tuy là vậy nhưng vẫn còn khá là nhiều giáo mầm non vẫn cố gắng ngày đêm cố gắng để đến được những bản làng xa xôi để dạy dỗ cũng như là chăm sóc cho các em nhỏ ở những vùng khó khăn nơi đây. Có một sự tận tụy và cống hiến như vậy với nghề giáo viên mầm non tâm huyết và đáng nể trọng, đặc biệt chính là cường độ áp lực của công việc ngày càng tăng cao. Giáo viên mầm non “gặt quả” từ lòng kiên nhẫn Bài viết trên của Vieclam24h.net.vn hi vọng đã giúp ích được cho các độc giả cũng giúp mọi người hiểu hơn về Chương trình giáo dục mầm non là gì? Điều cần biết về giáo viên mầm non. Chúc các bạn độc giả đọc bài vui vẻ.

Xem bài nguyên mẫu tại: Chương trình giáo dục mầm non là gì? Điều cần biết về giáo viên mầm non

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur