[Coder là gì?] Bạn đã đủ trình để trở thành một coder chuyên nghiệp?
Coder là gì? Đề trở thành coder bạn cần những kỹ năng gì? Cơ hội nghề nghiệp của Coder thời điểm hiện tại ra sao? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết ngay sau đây để có cái nhìn đầy đủ và chính xác nhất nhé. Coder là gì Sự bùng nổ của Internet và sự lớn lên không ngừng của khoa học máy tính lẫn đòi hỏi tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất thế kỷ XIX đã buộc những coder trở thành lực lượng tiên phong thay đổi nền kinh tế số trên mọi lĩnh vực. Với vai trò đó, coder được săn đón tại mọi doanh nghiệp với mức lương cao và chế độ đãi ngộ hậu hĩnh bậc nhất trong tốp nghề của những đứa con trong làng công nghệ. Thế nhưng, bạn đã thực sự hiểu coder là gì? Coder làm công việc gì? Những nhân tố nào cấu thành một coder chuyên nghiệp? Nếu chưa, hãy cùng tham khảo ngay dưới bài viết sau nhé. 1. Bạn đã thực hiểu coder là gì? Có lẽ, nếu không phải dân công nghệ như tôi, hẳn rằng, khi nhắc đến khái niệm coder là gì trong đầu bạn hẳn sẽ bị xáo trộn bởi nhiều định nghĩa khác nhau trong biển nghề thuộc công nghệ thông tin. Không ngẫu nhiên để chúng ta có thể truy cập được vào một ứng dụng học tiếng Anh trên điện thoại, bắt buộc buộc nhà sản xuất phải sử dụng một một hệ thống ngôn ngữ mà máy tính có thể hiểu, nhận biết được ra những dòng lệnh và tính năng như trong apps được cài đặt theo ý đồ của người tạo ra chương trình đó. Theo thuật ngữ chuyên ngành, đó là những mã code và người tạo ra những chương trình, cài đặt tính năng của từng sản phẩm công nghệ trước khi đưa ra thị trường bằng những ngôn ngữ máy tính hiểu được đó gọi là những coder. Nếu chúng ta, hiểu ở góc độ dịch từ tiếng Anh, nó sẽ là “ a person who write code, a system of word, letters or signs used to present a message in secret form”. Trong tiếng Việt, chúng ta dùng khái niệm coder là gì để chỉ những người lập trình ra những chương trình để chạy những ứng dụng. Hẳn là bạn đã từng choáng với lượng người dùng Facebook của Markzukerbug lên hơn 3 tỷ người, bạn đã và đang thần tượng Bill Gates và mong muốn tìm được một chân trong những địa hạt của công nghệ vừa kể đến đó. Bạn cũng ngưỡng mộ Nguyễn Hà Đông khi chàng thanh niên ấy đưa Việt Nam ra trường quốc tế với Flappy Bird? và Mọi người vẫn gọi họ với danh xưng là những lập trình viên. Bạn đã hiểu coder là gì chưa Nhưng thực chất, không phải ai ngay khi bước chân vào ngành công nghệ máy tính đều được gọi là những Developer. Họ phải trải qua một quá trình tôi luyện và được gọi bằng một tên khác “coder”. Coder là tên chỉ chung cho những tín đồ công nghệ thông tin, biết, am hiểu và có khả năng viết ra những chương trình máy tính dựa trên những kiến thức từ sơ cấp đến phức tạp. Lập trình viên, Developer rồi những web designer...đểu là những giai đoạn của coder trong đó, các tên gọi riêng có chức năng nhấn mạnh về độ chuyên nghiệp của những người tạo ra những chương trình đó ở cấp độ cao nhất. Ở góc độ nghề nghiệp, coder được hiểu là một trong những nghề xem việc viết chương trình máy tính là “thức ăn hơi thở hằng ngày”. Nhưng so với tên gọi Developer hay Programmer, Coder thường chỉ chung cho những người mới vào nghề phát triển các chương trình hoặc mới thông thạo một trong những ngôn ngữ lập trình đơn giản như C, Java, PHP. Sự phát triển của coder được tính bằng số năm gắn bó với nghề và tên gọi. Vài trường hợp, khác coder có một cái tên quen thuộc hơn là Junior programer hay Junior Developer. Dù không phải dân công nghệ, nhưng nếu để ý kỹ, trong nhưng thông báo tuyển dụng được đăng tuyển bởi nhiều doanh nghiệp, bạn có thể hơi ngạc nhiên, khi hầu hết các vị trí liên quan đến xử lý, thiết lập, viết các chương trình chỉ xướng tên những Developer như Programer...mà hiếm khi thấy coder. Nhưng nếu chúng ta hiểu theo ý nghĩa rộng, đây là những thông báo chiêu mộ coder có kinh nghiệm. Đến đây, chắc bạn đã hiểu rõ coder là gì rồi, nhưng còn những nhân tố để trở thành một coder tựa những thần tượng của bạn thì sao? Bạn đã hội tụ đầy đủ những điều đó? 2. Cơ hội nghề nghiệp của coder hiện nay? Cơ hội nghề nghiệp của coder hiện nay? Hãy tưởng tượng một mạng máy chủ của một công ty bỗng chốc bị chập trong vài phút vì sự cố sập mạng Internet? Có thể, bạn sẽ nghĩ nó đơn giản như việc bạn không sử dụng smartphone để truy cập mạng trong vài phút và điều đó là hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, đối với những doanh nghiệp, các chương trình được cài sẵn trên máy tính bao gồm các phần mềm quản lý dữ liệu công ty...bị mất hoặc rò rỉ sẽ gây thiệt hại đến hàng chục tỉ đồng trong vòng vài phút, thậm chí đe dọa sự tồn vong của một doanh nghiệp , một quốc gia. Nghe có vẻ nghiêm trọng nhưng điều này là hoàn toàn là sự thật và dĩ nhiên, xã hội loài người sẽ quay về thời kỳ đồ đá nếu hoạt động của Internet, các chương trình máy tính mà chủ nhân của nó là những coder chuyên nghiệp bị dừng lại. Theo tạp chí hàng đầu của đại học Harvard, Harvard Business Review, lương của các nghề thuộc công nghệ thông tin như Programmer hay Developer chỉ xếp sau 2 người anh em trong dòng biển IT là Khoa học dữ liệu là Data scientist hay Data Analyst. Trong khi ở Việt Nam, theo thống kê chính xác đăng tải trên báo Dân Trí, năm tới 2020, Việt Nam khát khoảng hơn 1 triệu nhân lực ngành công nghệ thông tin mà phần lớn họ là những coder chuyên nghiệp để đáp ứng được sự phát triển mạnh mẽ của ngành kinh tế. Tại Mỹ, các coder thành thạo các loại ngôn ngữ lập trình như C++, Python, .NET, Java….được trả với mức lương giao động từ 61,369 USD đến 97,830 USD. Trong khi đó tại Việt Nam, những coder mới chân ướt chân ráo vào ngành đến người code chuyên nghiệp có mức lương trên dưới 1000 USD. Theo mặt chung các ngành khác, coder là một trong những sự lựa chọn đáng đồng tiền bát gạo nhất của những tín đồ công nghệ. DĨ nhiên ở mỗi tầng, giai đoạn phát triển của Coder, lương và những chế độ đãi ngộ hấp dẫn sẽ được xét căn cứ vào năng lực và trình độ kinh nghiệm. Trong nhịp bước nhanh chóng của nền kinh tế, doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực khó lòng phát triển được nếu tách rời công nghệ. Theo các chuyên gia kinh tế, trong năm đến 10 năm nữa, với sự lên ngôi của nhiều loại hình công nghệ mới thì vai trò của coder với doanh nghiệp vẫn cực kỳ cần thiết và không thể thiếu. Bắt đầu là chức danh coder để chỉ những người còn non trẻ về mặt kinh nghiệm nhưng đây là bước đệm quan trọng để vươn lên được những vị trí cao của ngành công nghệ thông tin hay khoa học máy tính. Vậy bạn đã biết cần những nhân tố gì để trở thành những coder? 3. Bạn cần gì để trở thành những coder? Bạn cần gì để trở thành những coder? Theo đuổi nghiệp coder với cơ hội việc làm lớn và mức lương, đặc biệt khi gần 30 tuổi tại Việt Nam với mức lương trên dưới 1000 USD và nằm trong tốp lương mơ ước của nhiều người khác ngành cùng trang lứa, có lẽ đối với dân không phải IT sẽ cảm thấy phần nào thỏa mãn. Thế nhưng có một sự thật đắng lòng mà nhiều coder chuyên nghiệp như lập trình viên không hề muốn đối mặt nhưng đôi khi phải chấp nhận đó là tuổi tác. Bởi lẽ, tuổi tác sẽ đưa sự nghiệp của họ đến đỉnh cao nhưng rồi nhanh chóng đi vào suy tàn. Với mọi ngành, mọi người, tuổi tác không bao giờ được chào đón dù rằng, nó có thể mang lại cho bạn một mức lương cao hơn vì độ nhiều của kinh nghiệm. Thế nhưng, tuổi đời của một coder thấp hơn rất nhiều so với các ngành khác. Và điều đó, buộc bạn để có thể sống và bám trụ với nghề, ít nhất là có thể làm tốt được nghề của mình, trước hết, coder cần có những phẩm chất sau: 3.1. Tư duy sáng tạo, logic Là một trong những nghề có tính đào thải khắc nghiệt nhất do đó tính sáng tạo kết hợp tư duy logic là một trong những phẩm chất cần thiết nhất. Nhiều chuyên gia đã đánh giá, coder là một trong những nghề xem là dành cho những vị khách vãng lai bởi vì rất khó tìm được một coder có thể đủ sáng tạo trên 20 năm, khi sau một thời gian code, tư duy sẽ bị mòn vẹt và không thể sánh nganh bằng lớp trẻ. Để một coder có thể đánh giá, phân tích yêu cầu của dự án, đưa ra các giải pháp thiết kế hay tiếp[ cận công nghệ mới khi gặp những Framework thiết kế chưa chuẩn hay công nghệ bị thay đổi, họ cần phải đủ nhạy bén, linh hoạt, suy luận logic, gắn kết giữa các vấn đề với nhau. Nếu tính tư duy chưa đủ, những dòng lệnh, ký tự trong chương trình của bạn sẽ trở nên phức tạp khi liên tục bắt gặp các tình trạng lỗi, bug hay sai về dấu chấm hay kí tự nhỏ. Bên cạnh đó, tính sáng tạo là cực kỳ cao kết hợp với tư duy nhạy về công nghệ mới nhất là hành trang giúp đỡ coder trên hành trình sự nghiệp của mình. 3.2. Tỉ mỉ, cận thận Tỉ mỉ, cận thận Đôi khi vì không hiểu đặc thù công việc của coder, bạn sẽ nghĩ anh ấy hay cô ấy là con người khá tiểu tiết, cẩn trọng quá mức. Tuy nhiên, đây là những phẩm chất làm nên một coder chuyên nghiệp. Nếu Coder là gì hiểu theo nghĩa là người mang những mã code, nhưng chương trình với những chức năng được chuyển tải sang từ ngôn ngữ máy tính. Và chỉ một sai sót rất nhỏ, như một dấu chấm đến ký tự thôi sẽ buộc bạn phải dành cả mấy ngày để tìm lại và chỉnh sửa vì chức năng của chương trình bị loạn và khác hoàn toàn với ban đầu. Thêm vào đó, bạn cũng cần đến sự tỉ mỉ, cận thận và kỹ năng truyền đạt thông tin tốt đế đồng nghiệp của bạn có thể hiểu được bạn đang muốn viết gì trong đoạn mã và những gì đang muốn diễn đạt trong ý tiếp theo. 3.3. Làm việc nhóm Một coder chuyên nghiệp yêu cầu khả năng làm việc cá nhân trong thời gian dài song trước đó hay trong mọi hoàn cảnh, bạn phải trau dồi cho mình kỹ năng làm việc nhóm tốt bởi vì đặc thù của những coder sau này là Developer hay Programmer chính là làm theo những dự án gồm nhiều quy trình. Do đó khả năng, bạn thích ứng với có thể chia sẻ và đủ chuyên môn để hiểu được ý đồ của đồng nghiệp cùng thực hiện chung dự án là cực kỳ cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng yêu cầu có khả năng tiếp, diễn đạt, thuyết trình tốt để có thể truyền đạt được đầy đủ ý tưởng cả nhóm trước đối tác. 3.4. Kỹ năng thiết kế Kỹ năng thiết kế Có lẽ nếu chỉ nghe qua khái niệm coder là những người biết viết chương trình, bạn sẽ thấy rằng, hơi “lạ đời” khi cho thiết kế vào một trong những nhân tố cần thiết cấu thành một coder giỏi? Nhưng thực tế, để có thể vươn tầm một coder với trình tương đương kỹ sư phần mềm thực thụ bên cạnh việc thông thạo các ngôn ngữ lập trình bạn cần phải có khả năng thiết kế. Đó có thể là thiết kế toàn bộ hệ thống kinh doanh, các bản lưu trữ thông tin, các giao diện để nhập hay xuất thông tin để làm sao chương trình của bạn có thể đáp ứng đầy đủ được những yêu cầu của khách hàng, vừa dễ sử dụng vừa đơn giản, hiệu quả. 3.5. Khả năng chịu áp lực cao Tính tốc độ của công nghệ, mức lương cao luôn đặt Coder trong trạng thái bận rộn, bên cạnh việc sáng tạo không ngừng bạn phải thường xuyên đối mặt với yêu cầu ngày càng cao của người dùng và những tư duy cũ đặc biệt khi tuổi thọ coder rất ngắn. Như đã nói ban đầu, dấn thân vào code, bạn phải chấp nhận khả năng cạnh tranh đào thải khốc liệt, do đó, bên cạnh sự đam mê, bền chí, trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo...sống chung với áp lực cao thường xuyên chính là yêu cầu tất yếu. Hi vọng rằng, những thông tin trên đây trả lời cho câu hỏi coder là gì của vieclam24h.net.vn sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập ngay những việc làm coder chuyên nghiệp, kỹ sư phần mềm và nhiều việc làm công nghệ thông tin mới nhất tại vieclam24h.net.vn nhé.Thân ái!
Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: [Coder là gì?] Bạn đã đủ trình để trở thành một coder chuyên nghiệp?
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét