Chủ dự án là gì? Trách nhiệm, quyền hạn của chủ dự án

Chủ dự án là gì? Trách nhiệm, quyền hạn của chủ dự án

1. Chủ dự án là gì? Theo quy định được đưa rõ ở Điều số 2, Thông tư 02/2018/TT-BXD có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/04/2018 đưa quy định về việc bảo vệ môi trường thi công công trình, chế độ báo cáo hoạt động bảo vệ môi trường trong ngành này do Bộ Xây dựng ban hành, đưa ra rõ ràng khái niệm chủ dự án là gì? Theo điều khoản này, chủ dự án chính là chủ đầu tư xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình. Khi nhắc tới chủ dự án mà không nói gì thêm thì chúng ta mặc định hiểu rằng đó chính là chủ dự án đầu tư xây dựng công trình.  Chủ dự án là gì Họ chính là những người thường xuyên tổ chức, thực hiện việc đầu tưm sở hữu vốn, hoặc là được giao vốn để tiến hành xây dựng dự án, công trình nào đó.Những người chủ đầu tư này sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ các vấn đề của dự án như là chất lượng dự án, tiến độ, mức độ hiệu quả đầu tư của những công trình đang phụ trách.  Trong suốt quá trình phụ trách công trình, dự án, người chủ dự án sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật trong suốt quá trình triển khai dự án cũng như đảm bảo khắc phục tất cả các hậu quả phát sinh của dự án. Người chủ dự án sẽ có quyền dừng thi công xây dựng công trình, được đưa ra các yêu cầu đối với nhà thầu trong việc khắc phục mọi hậu quả xảy ra trong quá trình thi công công trình hoặc xử lý các vi phạm về chất lượng, sự an toàn, vệ sinh môi trường của công trình. Những người chủ dự án uy tín sẽ làm tốt tất cả các khâu, biết cách chịu trách nhiệm với tất cả các vấn đề của dự án. 2. Vai trò của những người chủ dự án là gì? Khi người chủ đầu tư, dự án không có đủ năng lực để quản lý dự án thì các nhà thầu có quyền thuê các tỏ chức tư vấn đảm đương việc trông coi dự án. Người đưa ra quyết định đầu tư chính là người sẽ quản lý dự án một cách trực tiếp nếu người chủ đầu tư có đầy đủ năng lực trong quản lý dự án công trình xây dựng. Vai trò của chủ dự án Nếu như người chủ dự án đó đã trực tiếp tiếp quản dự án thì họ có quyền thành lập Ban Quản lý dự án. Bộ phận này sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về mọi vấn đề của dự án trước pháp luật cũng như chịu trách nhiệm trước người chủ dự án đúng theo quyền hạn và nhiệm vụ đã được giao. Hầu hết các chủ dự án đầu tư công trình kỹ thuật sẽ phải thuê nhân viên tư vấn giám sát công trình nếu như họ không có đủ năng lực. Trong trường hợp ngược lại, người chủ dự án có thể đảm đương việc kiểm tra, giám sát thì họ hoàn toàn của thể đảm đương luôn việc giám sát công trình, kiểm tra chất lượng của công trình được thực hiện.  Việc giám sát đó là điều bắt buộc cần thực hiện để đảm bảo bộ phận thi công đã làm đúng theo những gì bản thiết kế thi công thể hiện và đã được duyệt, đảm bảo các quy chuẩn, tiêu chuẩn trong ngành xây dựng đã quy định. Hoạt động giám sát này cần phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình hoạt động thi công công trình diễn ra. 3. Xác định trách nhiệm của người chủ đầu tư Người chủ đầu tư là người gánh trách nhiệm lớn nhất trong toàn bộ các khâu thi công, thực hiện dự án và trong tất cả đội ngũ nhân lực thực hiện dự án. Trách nhiệm này được xác định theo phạm vi pháp luật vì pháp luật đã đưa rõ các hoạt động, điều kiện để đảm bảo cho dự án được diễn ra theo một tiêu chuẩn nhất định. Đồng thời người chủ dự án sẽ có quyền để thực hiện hoặc là có thể thuê lại tất cả các công đoạn, nhiệm vụ ở trong chu trình đầu tư, được thẩm định kỹ lưỡng dự án và thực hiện việc kí hợp đồng khi ưng ý. Trách nhiệm của chủ dự án Cuối cùng, người chủ dự án sẽ phải chịu trách nhiệm theo dõi và đưa ra yêu cầu đối với các nhà thầu đăng ký thi công, có thể yêu cầu các nhà thầu dừng lại hoạt động thi công nếu có sai sót, kèm theo việc yêu cầu họ có biện pháp khắc phục hậu quả nếu đã vi phạm quy định thi công công trình. Chẳng hạn như vi phạm về an toàn lao động hay quy định về việc bảo vệ môi trường. 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư dự án Những chủ dự án xây dựng công trình Ngươì chủ đầu tư được thực hiện nhiệm vụ và đảm bảo những quyền hạn sau đây: - Tổ chức hoạt động thẩm định để đi đến phê duyệt những bước thiết kế hay dự toán xây dựng cho công trình sau khi kế hoạch đấu thầu, hố sơ đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả thầu  đã được duyệt với những gói thầu hoàn toàn không dùng tới Ngân sách nhà nước. - Ký hợp đồng với bên thầu - Thanh toán cho nhà thầu theo bản hợp đồng đã ký và theo biên bản nghiệm thu - Thực hiện hoạt động nghiệm thu công trình để đưa công trình đi vào khai thác, sử dụng. 5. Một vài vấn đề xoay quanh chủ dự án đầu tư bất động sản  5.1. Hiểu thế nào về chủ dự án bất động sản?  Cũng tương tự như cách hiểu của khái niệm chủ dự án nói chung, chủ dự án đầu tư bất động sản chính là đơn vị, cơ quan hay tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ  giao cho các công trình bất động sản. Nhất là đối với các dự án bất động sản mà có nhà đầu tư là Chính phủ thì người chủ dự án sẽ có quyền được quyết định đầu tư, dự toán và phê duyệt thiết kế cho công trình. Thông thường các dự án bất động sản sẽ được sử dụng ngân sách Nhà nước hoặc vốn nhà nưóc với trách nhiệm quản lý, sử dụng để đầu tư cho việc xây dựng công trình bất động sản đó. Với các dự án bất động sản có sử dụng vốn Nhà nước thì bên cạnh ngân sách được quyết định bởi tổng công ty nhà nước hoặc tập đoàn kinh tế quyết định thì người chủ dự án còn đóng vai trò là Ban quản lý Dự án đầu tư. Còn đối với các dự án mà có dùng đến những nguồn vón đầu tư khác thì người chủ đầu tư dự án chính là một cá nhân, cơ quan, tổ chức hay doanh nghiệp sở hữu vốn hoặc là vay vốn phục vụ cho việc đầu tư xây dựng dự án bất động sản. Như vậy, chủ dự án bất động sản cũng tương tự như chủ dự án nói chung nhưng nó tập trung đầu tư riêng vào lĩnh vực bất động sản. 5.2. Vai trò của người chủ đầu tư dự án bất động sản  chủ đầu tư nói chung và chủ đầu tư bất động sản nói riêng có vai trò hết sức quan trọng đối với những dự án đầu tư bất động sản. Để xác định vai trò đó là gì, bạn đôi khi còn cần căn cứ vào loại hình đầu tư của dự án đó. người chủ đầu tư cần có đầy đủ năng lực trong việc quản lý vì các dự án bất động sản hầu hết là dự án lớn, cần đội ngũ nhân - vật lực nhiều, nếu như không có khả năng quản lý thì người chủ dự án sẽ khó có thể sắp xếp công việc, nhân lực, bố trí nguyên liệu, vật lực một cách bài bản. Ngoài ra, người chủ dự án bất động sản còn đảm đương cả nhiệm vụ tư vấn, tổ chức quản lý các công trình thay cho người có thẩm quyền quyết định đầu tư. Do đó, nếu như không có năng lực thì sẽ bị loại bỏ ngay. Chủ dự án bất động sản Điều này cho thấy rằng, những người chủ đầu tư bất động sản có trách nhiệm vô cùng lớn, họ chính là đơn vị nắm giữ mọi quyền quyết định trong hoạt động của các dự án bất động sản. Trong đó, tập trung nhiều hơn vào những trách nhiệm mà bắt buộc người chủ đầu tư phải chịu theo đúng quy định của pháp luật. - Chủ đầu tư dự án bất động sản chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước pháp luật về mặt chất lượng và tiến độ thi công công trình bất động sản, về tất cả các chi phí và vốn theo quy định. - Theo dõi thường xuyên tiến độ thi công, có thể yêu cầu phía bên thi công dừng lại hoạt động thi công nếu như dự án có sai sót và khắc phục hậu quả khi xảy ra bất cứ vi phạm nào đó về mặt chất lượng, sự an toàn trong lao động hoặc là trong việc bảo vệ môi trường. - Được quyết định hoặc được thuê toàn bộ các bên thực hiện dự án trong quá trình phát triển. 5.3. Quyền hạn của người chủ đầu tư dự án bất động sản Thứ nhất, người chủ dự án bất động sản sẽ phải chịu trách nhiệm về những khâu thiết kế, thi công công trình. Quyền hạn này nói cho chúng ta thấy rằng, người chủ dự án chính là người thực hiện nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt các ý tưởng trong tất cả mọi khâu, từ khâu ý tưởng thiết kế cho đến khâu dự trù kinh phí khi xây dựng dự án. Thứ hai, người chủ đầu tư cũng là người tiến hành phê duyệt kế hoạch đấu thầu, làm hồ sơ dự thầu hoặc là hồ sơ mời thầu. Đồng thời họ còn phải đánh giá các nhà thầu để lựa chọn ra nhà thầu tiềm năng nhất sau đó thông báo kết quả đấu thầu đối với các dự án không hề dùng đến vốn ngân sách của Nhà nước. Tìm việc làm ngành xây dựng Khi kết quả đã được thông báo đến nhà thầu thì chủ dự án bất động sản chính sẽ bắt tay ký kết hợp đồng để dự án được thi công xây dựng. Sau đó họ sẽ tiếp tục đảm đương công việc nghiệm thu sau quá trình thi công, đồng thời làm cả nhiệm vụ của một người nhân viên kinh doanh bất động sản đó là thu hút khách hàng, tính toán hợp lý để đảm bảo lợi nhuận cho dự án. Như vậy thông qua bài viết này, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về chủ dự án. Có rất nhiều vấn đề xoay quanh các chủ dự án, đặc biệt là vấn đề về quyền hạn, trách nhiệm. Vậy nên nếu như bạn đang có ý định theo đuổi con đường xây dựng một cách chuyên nghiệp thì ngoài việc nắm bắt khái niệm chủ dự án là gì thì nhất định phải đọc thật kỹ các thông tin được chia sẻ trong bài viết này các bạn nhé.

Coi nguyên bài viết ở: Chủ dự án là gì? Trách nhiệm, quyền hạn của chủ dự án

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur