Học khối D làm nghề gì? Top các ngành nghề hot nhất hiện nay
1. Tình hình đào tạo dạy học khối D trên cả nước 1.1. Các ngành khối D là gì? Các ngành khối D là gì? Từ trước tới nay, khối D luôn được biết tới với tổ hợp môn xét tuyển đó là Toán - Ngữ văn – Ngoại ngữ (thường là tiếng Anh). Đây là 3 môn thi truyền thống của khối D01. Tuy nhiên, bắt đầu từ kí thi tuyển sinh năm 2017, Bộ Giáo dục đã cho ra đời thêm rất nhiều tổ hợp môn mới thuộc khối D. Hiện nay, có tất cả là 6 tổ hợp môn xét tuyển trong khối D, từ D01 đến D06. Ở mỗi tổ hợp xét tuyển sẽ có 3 môn được yêu cầu tùy thí sinh lựa chọn. Dưới đây là bảng thông tin về các tổ hợp môn xét tuyển trong khối D Tổ hợp môn Môn thi D01 Toán học – Ngữ văn – Tiếng Anh D02 Toán học – Ngữ văn – Tiếng Nga D03 Toán học – Ngữ văn – Tiếng Pháp D04 Toán học – Ngữ văn – Tiếng Trung D05 Toán học – Ngữ văn – Tiếng Đức D06 Toán học – Ngữ văn – Tiếng Nhật 1.2. Tình hình dạy học khối D Các môn học để thi vào khối D tập trung chủ yếu kiến thức từ lớp 10 đến lớp 12: Đối với Ngữ Văn: kiến thức bao gồm đọc hiểu, nghị luận văn học và nghị luận xã hội, trải dài từ lớp 10 đến lớp 12. Đối với đọc hiểu, học sinh cần nắm rõ về cấu trúc, ngữ pháp (các loại câu, các thể thơ, từ loại,…). Với nghị luận, học sinh cần trau dồi cách viết và kiến thức về các tác phẩm văn học, về đời sống xã hội hiện nay. Đối với Toán học: được chia ra làm đại số và hình học, đòi hỏi học sinh phải có tư duy và giải quyết được các bài toán. Đối với các môn ngoại ngữ: thí sinh khi đi thi cần phải có am hiểu và hiểu biết về ngữ pháp, từ vựng, cấu trúc,… về loại ngôn ngữ đó. Các môn khối D hiện nay thi theo phương thức trắc nghiệm là chủ yếu, ngoại trừ môn Ngữ Văn là thi theo hình thức tự luận. Ngoài ra, thí sinh cần làm thêm 2 tổ hợp môn. Tất cả các bài thi hiện nay, trừ môn Văn đều được tổ chức thi theo hình thức trắc nghiệm và dao động từ nhỏ nhất là 60 phút (bài thi Ngoại ngữ) và lâu nhất là 150 phút (với bài thi tổ hợp KHXH/ KHTN). 2. Tình hình việc làm các ngành khối D 2.1. Các công việc liên quan đến khối D Các công việc liên quan đến khối D Các công việc liên quan đến khối D thường tập trung ở các lĩnh vực quan trọng như giáo dục và ngoại ngữ, do đó nhu cầu tuyển dụng tại các công việc này khó có thể giảm được. Tuy nhiên, các công việc này lại đòi hỏi chuyên môn rất cao cũng như đầu vào của các trường xét tuyển các ngành liên quan tới khối D vô cùng cao, như ngành sư phạm, ngành ngoại ngữ, ngành kinh tế,… Chính vì vậy, để theo đuổi được các công việc liên quan đến khối D không hẳn là khó nhưng bạn phải chăm chỉ, kiên nhẫn và có kiến thức sâu rộng thì mới lãnh đạo và kiểm soát được công đồng. 2.2. Top những ngành nghề hot hiện nay thuộc khối D 2.2.1. Ngành sư phạm Top những ngành nghề hot hiện nay thuộc khối D Ngành sư phạm là ngành mà nhiều sinh viên học khối D ra lựa chọn nhiều nhất vì có liên quan trực tiếp tới việc giảng dạy trên học đường. Nếu bạn không muốn theo học khối D mà vẫn làm được giáo viên thì có thể theo học khối C. Các bạn có thể lựa chọn giảng dạy ở các môi trường sư phạm như cấp tiểu học, cấp trung học, đối với cấp phổ thông thì sẽ hơi khó khăn vì đòi hỏi trình độ kiến thức cao hơn, tuy nhiên vẫn có cơ hội nếu bạn đủ năng lực. Khối D định hướng cho các bạn có thể trở thành các giáo viên dạy toán, văn, ngoại ngữ hoặc các môn thuộc tổ hợp môn xã hội. Đây là công việc được nhiều bạn ưa thích vì sự ổn định, lương cơ bản, có chế độ đãi ngộ tốt, được tiếp xúc và yêu thương thế hệ học sinh. 2.2.2. Ngành ngoại ngữ Ngành ngoại ngữ là ngành cũng nhận được không ít sự quan tâm đến từ các bạn học sinh theo học khối D. Các bạn có thể có các điều kiện để trở thành các biên dịch viên, phiên dịch viên, hoặc những trợ giảng, giảng viên dạy ngoại ngữ tại trường học hoặc các trung tâm đào tạo ngoại ngữ. Đây là công việc mặc dù khá khó khăn khi phải học thêm một loại ngôn ngữ nữa nhưng sẽ đem đến cho các bạn nhiều cơ hội hơn ở các lĩnh vực khác và cả mức lương tương đối cao. 2.2.3. Ngành kinh tế Ngành kinh tế Ngành kinh tế cũng có thể theo được khi các bạn theo học khối D vì trong đó có môn toán. Nhiều trường đại học kinh tế vẫn sử dụng tổ hợp môn thuộc khối D để xét tuyển các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, quản trị và một số lĩnh vực khác. Tại đây, các bạn có thể theo đuổi một số ngành kinh tế như: nhân viên kế toán, nhân viên hành chính văn phòng, nhân viên kinh doanh, quản trị viên,… với mức lương vô cùng khấm khá và có nhiều cơ hội tốt khác. 2.2.4. Ngành khoa học xã hội nhân văn Một số các việc làm, ngành nghề thuộc khoa học xã hội nhân văn như nhà tâm lí học, tư vấn viên, nhà trị liệu tâm lí, nhà sử học,… vẫn có rất nhiều người tốt nghiệp từ khối D ra và đang rất thành công trong công việc hiện tại. Chính vì vậy, các bạn vẫn có thể tham khảo và lựa chọn cả những ngành nghề thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng như trau dồi thêm các kiến thức khác nữa nhé! Sự lựa chọn tốt nhất là nằm ở bản thân chính bạn. 3. Yêu cầu đối với công việc liên quan đến khối D 3.1. Trình độ chuyên môn Những công việc, ngành nghề liên quan tới khối D khá là phức tạp và khó khăn về nhiều mặt bởi không ai cũng làm được những vị trí này. Họ cần những yêu cầu nghiệp vụ sẵn có nhất định hay phải có trình độ chuyên môn nhất định, được đào tạo bài bản từ những năm học trên đại học, cao đẳng, trung cấp,… Những nghiệp này vô cùng quan trọng để đánh giá đầu ra của các công việc liên quan tới khối D này. Bởi tính chất công việc phức tạp nên đòi hỏi những người làm việc ở vị trí này phải chuyên nghiệp từ khi mới bắt đầu. Một trong những nghiệp vụ cần thiết đó là: Đối với những ngành nghề liên quan tới sư phạm: khả năng nghiệp vụ về cảm xúc, quản lí, giáo dục, nắm bắt tâm lí học sinh, kiến thức chuyên môn,… Đối với những ngành nghề liên quan tới khoa học xã hội và nhân văn: khả năng am hiểu, nắm bắt tâm lí con người, tâm lí học, các kiến thức xã hội và về nhân văn con người, lên kịch bản, kế hoạch cho công việc,… Đối với những ngành nghề liên quan tới ngoại ngữ: khả năng ghi nhớ thông tin, hiểu biết, áp dụng thực tiễn, linh hoạt dịch ngôn ngữ, giao tiếp và dịch văn bản,… Đối với các ngành nghề liên quan tới nghệ thuật: óc sáng tạo, tài năng, cảm hứng, khả năng thuyết trình,… Đối với những ngành nghề liên quan tới kiến thức: óc tư duy, linh hoạt, vận dụng thực tiễn, tính toán, kiểm soát, lên kế hoạch, ... ... Mỗi ngành nghề đều yêu cầu nghiệp vụ cơ bản khác nhau tùy thuộc vào nó. Tuy nhiên, để bắt đầu những công việc này, bạn đã phải là một người có bài bản nghiệp vụ. Trong quá trình làm việc, bạn cũng cần phải học hỏi và trau dồi thêm tất cả những kĩ năng cần thiết khác và truyền tải nó tới cộng đồng một cách cụ thể và thiết thực nhất. 3.2. Các kĩ năng bổ trợ cần có Các kĩ năng bổ trợ cần có Trong thời đại phát triển như ngày nay, ai cũng có cơ hội tiếp xúc với giáo dục, từ tiểu học cho tới đại học. Đến 80% đều trải qua quá trình học tập và đào tạo nhất định, do đó có những kiến thức chuyên môn nhất định về những lĩnh vực họ theo đuổi. Chính vì vậy, còn có rất nhiều các kĩ năng bổ trợ khác cần có để có thể tạo lợi thế tuyển dụng cho chính mình. Kĩ năng bổ trợ đầu tiên cần có chính là ngoại ngữ, trong đó Tiếng Anh được đánh giá quan trọng hơn cả. Do xã hội đang đi theo xu thế hội nhập toàn cầu mà tiếng Anh lại phổ biến hơn cả. Ai ai hiện nay cũng sắm cho mình các chứng chỉ Toeic, Ielts,… trong quá trình đi tuyển dụng. Tuy nhiên, khi phỏng vấn, bạn cũng phải thể hiện được kĩ năng ngoại ngữ trước mặt nhà tuyển dụng chứ không phải chỉ trên giấy tờ CV hay hồ sơ tuyển dụng. Bên cạnh đó, những ngoại ngữ như tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung,… mà bạn biết thêm thì là lợi thế của bạn so với các ứng viên khác trong quá trình tuyển dụng. Tiếp đó, kĩ năng tin học cũng được đánh giá rất cao. Hiếm có công việc nào ngày nay lại không sử dụng tới máy tính cả, nhất là trong thời đại công nghệ phát triển như ngày nay. Do đó, một ứng viên muốn có được công việc mình mong muốn cần phải thành thạo các kĩ năng tin học như Word, Excel, Powerpoint, Outlook,… Tình hình dạy học khối D Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng nhất mà sinh viên ra trường cần có để có thể được nhà tuyển dụng nhận bạn đó là các kĩ năng mềm như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng teamwork làm việc nhóm, kĩ năng thích ứng với công việc, kĩ năng sử dụng các phần mềm liên quan tới nghiệp vụ, kĩ năng chăm sóc khách hàng,… đều được chú trọng tới. Nhà tuyển dụng thường đánh giá các kĩ năng và kinh nghiệm của bạn nhiều hơn là các kiến thức chuyên môn bởi vì kiến thức khi vào làm, bạn sẽ còn được đào tạo lại, còn thành thạo kĩ năng sẽ giảm được chi phí đào tạo khác cũng như có được các “con cờ” tốt ngay từ ban đầu. Trên đây là những thông tin về các ngành khối D được quan tâm nhiều nhất trong những ngày qua. Cảm ơn các bạn đã quan tâm. Chúc các bạn thành công!
Coi nguyên bài viết ở: Học khối D làm nghề gì? Top các ngành nghề hot nhất hiện nay
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét