Học truyền thông ra làm gì? Những việc làm thuộc ngành truyền thông

Học truyền thông ra làm gì? Những việc làm thuộc ngành truyền thông

1. Ngành truyền thông và những điều bạn cần biết  1.1. Truyền thông là gì?  Truyền thông là việc áp dụng những phương pháp, cách thức giao tiếp cùng việc triển khai những hoạt động để tổ chức/ doanh nghiệp  Có thể nói sự tồn tại và phát triển của một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, một thương hiệu hay thậm chí là một hoạt động nào đó trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay không nhiều thì ít cũng có liên quan đến truyền thông. Vậy truyền thông là gì?  Khái niệm truyền thông được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau bởi truyền thông rất rộng, nó không chỉ bó hẹp trong một phạm vi cố định vì vậy để có định nghĩa chính xác nhất về truyền thông là không có mà bất cứ cách hiểu nào hiện nay về truyền thông đều đúng. Một cách hiểu đơn giản về truyền thông là việc áp dụng những phương pháp, cách thức giao tiếp cùng việc triển khai những hoạt động để tổ chức/ doanh nghiệp có thể mang thương hiệu, sản phẩm của mình đến gần với với khách hàng, định vị trong tâm trí khách hàng với mục đích chính là lôi kéo được khách hàng sử dụng sản phẩm từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận cho tổ chức/ doanh nghiệp.  1.2. Vai trò của truyền thông với những vấn đề chung của xã hội   Vai trò của truyền thông với những vấn đề chung của xã hội  Đã từ lâu truyền thông bằng một cách áp dụng nào đó đã khẳng định được sức mạnh của mình với những vấn đề chung của xã hội. Nhưng dù đã xuất hiện và áp dụng từ rất lâu nhưng phải đến tận .mãi về sau thuật ngữ truyền thông cũng như vai trò của nó mới được định nghĩa rõ ràng. Sức mạnh của truyền thông có tác động khá hữu ích đến tình hình phát triển chung của xã hội ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Nó ảnh hưởng đến mọi đối tượng, mọi mặt của đời sống. Không những vậy nó còn định hướng luôn cách tiêu dùng và quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của con người với sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng.  Vai trò của truyền thông không đơn giản chỉ thể hiện sức mạnh trong các lĩnh vực kinh doanh mà nó còn được xem là một công cụ hữu hiệu để kết nối người với người, xóa đi “vách phân cách” để mọi người thêm gần nhau hơn. Nhờ truyền thông, thông tin được lan truyền rộng hơn, những thông điệp bổ ích được truyền đi mạnh mẽ hơn, vạn vật có thể kết nối với nhau thông qua các phương tiện như truyền hình, báo chí hay các trang mạng xã hội trên internet.  Tuy xuất hiện ở rất nhiều lĩnh vực với những lợi ích riêng biệt nhưng có lẽ truyền thông trong kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ đã và đang làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Các doanh ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào dù là các nước đang phát triển hay phát triển đều không thể bỏ qua những hoạt động, phương pháp,… và chi ra một nguồn kinh phí đáng kể để triển khai các chiến lược truyền thông mang tính quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp. Việc thực hiện tốt các hoạt động, khai thác triệt để các phương tiện truyền thông đã mang lại cho các doanh nghiệp nguồn lợi và nguồn thu đáng kể. Có thể nói rằng chính nhu cầu của người tiêu dùng và sự phát triển tất yếu của xã hội cũng như những cuộc chiến cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường là “bước đệm” để ngành truyền thông thể hiện được vai trò của mình trong xu thế phát triển ngày nay.  2. Những lựa chọn để gia nhập “thế giới” truyền thông  2.1. Đa dạng các chuyên ngành truyền thông cho sinh viên lựa chọn  Đa dạng các chuyên ngành truyền thông cho sinh viên lựa chọn  Truyền thông xuất hiện trong nhiều hoạt động nằm trong các chiến lược truyền thông như việc thu thập thông tin, xử lý và phân tích thông tin để xây dựng, đề xuất ý kiến thúc đẩy sự phát triển của công ty hay việc biên tập, chỉnh sửa các văn bản, tài liệu về thông cáo báo chí; xây dựng mối quan hệ với khách hàng,… Không chỉ vậy truyền thông còn được áp dụng trong thiết kế website cho công ty và mạng xã hội – nơi có thể thu hút được một lượng lớn khách hàng,… Mỗi công việc kể trên lại thuộc một chuyên ngành học khác nhau của ngành truyền thông. Các bạn có thể tham khảo các chuyên ngành học sau đây:  - Ngành truyền thông quốc tế - Ngành truyền thông đại chúng  - Ngành truyền thông đa phương tiện  - Quan hệ công chúng  - Quan hệ công chúng và quảng cáo  - Quan hệ công chúng và thương hiệu  - Truyền thông doanh nghiệp  - Truyền thông trực tuyến  - Quản trị dự án PR  - Quản trị sự kiện  2.2. Ngành truyền thông học trường nào?  Sinh viên ngành truyền thông  Để lựa chọn một ngôi trường đào tạo ngành truyền thông không hề khó khăn. Ở những thành phố lớn - nơi hội tụ các ngôi trường đại học/ cao đẳng danh tiếng như tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm hiểu học truyền thông tại các trường đào tạo các truyền ngành kinh tế, báo chí, luật và thậm chí là cả giáo dục,… Với những chuyên ngành truyền thông như đã gợi ý trên đây, sau khi lựa chọn chọn được chuyên ngành yêu thích, bạn có thể tham tìm hiểu rồi thi tuyển vào các trường như:  Tại Hà Nội  - Học viện Báo chí và Tuyên truyền  - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông  - Đại học Kinh tế Quốc dân  - Đại học FPT  - Đại học Văn hóa Hà Nội  - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội  Tại TP. Hồ Chí Minh  - Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh  - Đại học Kinh tế - tài chính TP. Hồ Chí Minh  - Đại học Quốc tế Hồng Bàng  - Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh  - Đại học Nguyễn Tất Thành  Các khu vực khác  - Đại học CNTT và Truyền thông (Thái Nguyên)  - Đại học Vinh  - Đại học Khoa học – Đại học Huế  - Đại học Duy Tân  - Đại học Công nghệ Miền Đông  - Đại học Nam Cần Thơ  3. Học truyền thông ra làm gì? Cơ hội việc làm hấp dẫn không thể chối từ  Sau khi chọn ngành, chọn trường rồi tốt nghiệp với tấm bằng truyền thông có nghĩa là bạn đã bước đầu đạt tiêu chí trúng tuyển vào “thế giới” truyền thông. Tuy nhiên để gia nhập thành công bạn phải có được một công việc trong ngành truyền thông phù hợp với kiến thức và trình độ của bản thân. Dưới đây sẽ là một số lĩnh vực bạn có thể tham khảo lựa chọn để ứng tuyển vào các vị trí việc làm trong ngành truyền thông.  3.1. Làm việc trong các lĩnh vực kinh doanh  Làm truyền thông trong các lĩnh vực kinh doanh  Có thể thấy hiện nay bất kể doanh nghiệp kinh doanh nào đều áp dụng các hoạt động, phương pháp và triển khai các chiến lược truyền thông. Vai trò của truyền thông trong các doanh nghiệp kinh doanh là giúp họ truyền tải được thông điệp kinh doanh đến với một lớn khách hàng tiềm năng trên thị trường, duy trì và tạo được mối quan hệ tốt với họ và cả các nhà đầu tư,… Bất kể doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh sản phẩm nào cũng cần tới truyền thông để sản phẩm nhanh chóng được khách hàng biết tới. Các công việc truyền thông trong những lĩnh vực này yêu cầu ứng viên ngoài kiến thức chuyên môn còn cần sự sáng tạo, tư duy tốt cùng các kỹ năng mềm cơ bản như giao tiếp, thuyết trình,… để có thể tham gia làm việc trong các mảng công việc dưới đây:  3.1.1. Trong ngành nhân lực  Chúng ta không thể phủ nhận vai trò nòng cốt của nguồn nhân lực trong việc phát triển và duy trì hoạt động của các doanh nghiệp. Vì vậy việc xây dựng một đội ngũ nhân viên có kỹ năng, kinh nghiệm cùng đạo đức nghề nghiệp tốt giúp các doanh nghiệp có lợi thế rất lớn để cạnh tranh với đối thủ trên thị trường đầy rẫy những rủi ro có thể gặp phải bất cứ lúc nào như hiện nay.  Truyền thông trong ngành nhân lực được thể hiện trong các công việc như tuyển dụng nhân sự mới, tham gia đào tạo nhân sự các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp hoặc đảm bảo truyền đạt đúng các nguyên tắc các quy định của công ty được truyền đạt rõ ràng,… Đó chính là những công việc mà sinh viên truyền thông trong khi ra trường có thể lựa chọn để làm việc trong ngành nhân lực ở các doanh nghiệp trên thị trường hiện nay.  3.1.2. Trong Marketing, PR và quảng cáo  Truyền thông trong Marketing, PR và quảng cáo  Marketing, PR và quảng cáo là những công việc có thể nói đang rất “hot” hiện nay. Đã có không ít bài báo khẳng định về vai trò và sức ảnh hưởng của ba hoạt động trên đến sự phát triển của các doanh nghiệp. Và đây cũng là những câu trả lời về công việc khi tốt nghiệp ngành truyền thông tốt nhất cho sinh viên trong thời buổi này.  Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ mới trước khi xuất hiện và tung ra thị trường đều được các doanh nghiệp truyền thông trước đến khách hàng thông qua phương tiện thông tin đại chúng dạng văn bản hay dạng nói đến người tiêu dùng để sản phẩm ban đầu có thể được định vị trong tâm trí khách hàng. Thông qua ba công việc trên, các doanh nghiệp có thể truyền thông qua báo chí, các video quảng cáo, tổ chức các sự kiện truyền thông,…  3.1.3. Trong ngành phương tiện truyền thông  Sinh viên truyền thông sau khi ra trường có đam mê với truyền hình, sáng tạo kịch bản quảng cáo, hay muốn được tiếp xúc làm việc với những sản phẩm của thời đại công nghệ 4.0 như các kênh online và điện tử thì những công việc việc trong ngành phương tiện truyền thông rất thích hợp để bạn theo đuổi, phát triển sự nghiệp trong ngành. Tuy nhiên để làm được những công việc này yêu cầu bạn phải đáp ứng được những tiêu chí khá cao. Đó là phải có các kỹ năng tổ chức, sáng tạo thông tin hấp dẫn vừa bắt kịp xu hướng phát triển lại vừa phải đón đầu và tạo ra được “trend” mới thu hút sự quan tâm hơn của nhiều khách hàng.  3.2. Làm truyền thông báo chí   Làm truyền thông báo chí  Báo chí cũng là một phần trong ngành truyền thông và cũng là một lĩnh vực có tuổi đời lâu nhất trong ngành. Công việc chủ yếu trong ngành báo chí dành cho sinh viên truyền thông là làm phóng viên đi lấy tin về những vấn đề liên quan đến chủ đề chính mà tòa soạn báo phát hành ở khắp mọi nơi bằng cách chụp ảnh, quay phim, ghi âm,... Những thông tin thu thập được sau đó sẽ là tư liệu để làm xuất hiện những bài báo phát hành theo các hình thức báo in, báo điện tử, báo hình, báo phát thanh.  Một điểm khác biệt giữa truyền thông báo chí và các chuyên ngành truyền thông khác là “sự thật”. Báo chí luôn lấy “sự thật” là tiêu chí hàng đầu còn truyền thông thì có thể sáng tạo ra những điều mới mẻ kích thích được trí tò mò và làm thỏa mãn được cảm nhận của người dùng. Vì vậy dù cũng là một phần của truyền thông nhưng sinh viên khi lựa chọn làm truyền thông báo chí phải có nhận thức đúng nhất về công việc trong mảng này.  3.3. Làm truyền thông trong ngành luật  Làm truyền thông trong ngành luật  Với tấm bằng truyền thông đại học bạn có bao giờ nghĩ tới việc đi xin việc trong các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong ngành luật? Có thể bạn chưa biết trong ngành luật cũng có những vị trí công việc cho sinh viên truyền thông và thực tế tìm hiểu trong toà án dân sự và hình sự, trong các doanh nghiệp chính phủ hay độc lập thì công việc thư ký pháp lý và trợ lý pháp lý thường được đảm nhận bởi các sinh viên truyền thông.  Và nếu chọn theo đuổi sự nghiệp làm truyền thông trong ngành này, muốn có cơ hội được tăng tiến lên vị trí cao hơn bạn nên tiếp tục việc học của mình ở bậc cao học dựa vào những yêu cầu khác nhau trong công việc như làm luật sư hay cố vấn pháp luật.  3.4. Làm truyền thông trong ngành giáo dục  Ngành giáo dục cũng của một trong những ngành để sinh viên truyền thông lựa chọn. Đây sẽ là nơi bạn được phát huy các kỹ năng truyền tải thông tin của bạn. Tuy nhiên bạn để làm việc trong ngành này bạn cần có thêm một tấm bằng sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu chung đối với nhân sự ngành giáo dục.  Ngành truyền thông hiện nay đang nằm trong top 10 ngành nghề có cơ hội việc làm hấp dẫn nhất và đang thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ năng động có tư duy sáng tạo. Các thông tin tuyển dụng việc làm ngành truyền thông cũng đang được đăng tuyển rất nhiều trên Vieclam24h.net.vn giúp các ứng viên nhanh chóng tìm được công việc truyền thông trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực là đam mê của chính mình.  Hy vọng qua nội dung bài viết trên đây, các bạn đã tìm được đáp án tuyệt vời nhất cho câu hỏi “học truyền thông ra làm gì?”. Và cũng mong rằng với những thông tin tuyển dụng việc làm truyền thông mà các doanh nghiệp đăng tuyển trên Vieclam24h.net.vn sẽ đưa các bạn đến với công việc nhanh chóng hơn. Chúc các bạn thành công!

Coi bài nguyên văn tại: Học truyền thông ra làm gì? Những việc làm thuộc ngành truyền thông

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur