Đất công sản là gì và những thông tin liên quan đến đất công sản
Nếu bạn vẫn chưa bao giờ tìm hiểu về lĩnh vực đất đai thì chắc chắn sẽ không bao giờ biết đến các thuật ngữ xa lạ trong ngành đất đai. Hiện nay, chúng ta mới chỉ thường được nghe đến hai cụm từ khá phổ biến là đất công và đất tư. Do đó, vieclam24h.net.vn hôm nay quyết định sẽ giúp bạn tìm hiểu về định nghĩa đất công sản là gì và những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này mà bạn cần được biết. Đất công sản sẽ được tìm hiểu dựa trên những khía cạnh nào? Cùng bắt đầu chuyến hành trình này nhé. 1. Theo bạn định nghĩa thì đất công sản là gì? Đất công sản là gì? Đất công sản - bạn đã từng nghe qua cụm từ đặc biệt này một lần nào chưa? Chắc hẳn câu trả lời sẽ là chưa vì khái niệm này còn khá mới mẻ với các bạn trẻ. Thông thường, chỉ những người có ý định, kế hoạch hay nhu cầu liên quan đến các luật nhà ở hoặc đất đai, phân chia tài sản hoặc là một người đang làm việc trực tiếp trong lĩnh vực đất đai thì mới biết đến cụm từ “đất công sản’’. Dựa Luật đất đai năm 2013, vieclam24h.net.vn sẽ giải thích về định nghĩa của đất công sản theo cơ sở pháp lý này. Còn nếu nhắc đến nội dung khái niệm của cụm từ này được in trong Luật thì vẫn chưa có Luật nào quy định cụ thể về định nghĩa cho cụm từ này. Hay nói cách khác, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một văn bản hay tài liệu chính thống, cơ sở có giá trị pháp lý nào có thể giải thích và thuyết minh đầy đủ về định nghĩa của đât công sản. Thế nhưng, hiểu theo một cách nôm na và đơn giản về bản chất thì đất công sản là quỹ đất được quản lý trực tiếp bởi Nhà nước và Nhà nước có quyền quyết định việc sử dụng đất công sản này như thế nào, sử dụng với mục đích gì và phân chia ra làm sao… Tất nhiên, đất công sản ở trên thực tế không phải lúc nào cũng giống nhau hoàn toàn về mục đích sử dụng. Chẳng hạn, với những diện tích đất được phân chia với mục đích để phục vụ cho lợi ích cộng đồng xã hội như đường xá cho xe cộ qua lại, đường vỉa hè, đất suối, đất sông, đất công viên… thì được gọi chung lại là đất cộng đồng. Tuy nhiên, nếu nói về định nghĩa của đất công sản thì nội dung định nghĩa rộng hơn và phức tạp, khó hình dung hơn nhiều. Ngoài mục đích trở thành đất công cộng, đất công sản còn được tận dụng với nhiều mục đích đa dạng khác nữa như: đất nghĩa trang, đất xây dựng hệ thống quốc phòng an ninh, đất chưa sử dụng, đất để xây dựng các dự án lớn, công trình và thực hiện triển khai xây dựng theo kế hoạch bất động sản Nhà nước. Nhìn chung thì đất công sản là sự kết hợp của tất cả các loại quỹ đất, với điều kiện những quỹ đất đó đã được cơ quan hành chính nhà nước công nhận và xác lập bằng cách cấp văn bản quản lý. Đất công sản thuộc quyền sử dụng và quản lý của Nhà nước Có thể nói, từ trước đến nay, đất công sản luôn được mọi người quen sử dụng phổ biến hơn là đất công. Mọi người hay mặc định hiểu rằng đất thường thuộc quyền xử lý và sở hữu của Nhà nước. Ngoài ra, chúng ta còn có thêm những quỹ đất công sản mà không nằm trong quyền sử dụng của cá nhân hay hộ gia đình nào, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì các quỹ đất đó cũng thuộc danh sách tài sản của Nhà nước. Chốt lại thì bạn có thể hiểu đơn giản là: đất công sản là những mẫu đất thuộc tầm kiểm soát, quản lý và sử dụng, sở hữu của Nhà nước. Điều đó cũng chứng tỏ rằng: đất công sản là đất chung chứ không thuộc về sự sở hữu riêng tư của bất cứ cá nhân hay hộ gia đình nào cả (trừ trường hợp những cá nhân hay hộ gia đình đã được cấp sổ đỏ). Nếu những cá nhân hay hộ gia đình nào mà chưa được cấp sổ đỏ nhưng vẫn cố tình sửa chữa, xây dựng trên mảnh đất đó, tự ý thực hiện các hoạt động ở mảnh đất công sản ấy đều sẽ bị trừng phạt theo quy định của pháp luật. Về vấn đề Uỷ Ban Nhân Dân sử dụng và quản lý đất công sản đã được quy định với nội dung như sau. Theo đó, tại khoản 2 điều 7 Luật đất đai năm 2013 đã quy định rằng: đất công nghiệp sẽ do Uỷ Ban Nhân Dân cấp xã có quyền quyết định và cho phép sử dụng đất công nghiệp đó vào mục đích công ích. Còn những quỹ đất phi nông nghiệp sẽ được giao lại để sử dụng với mục đích xây dựng trụ sở Ủy Ban Nhân Dân hoặc các công trình, hạ tầng công cộng hoạt động với mục đích nâng cao chất lượng phục vụ đời sống người dân như: bệnh viện, nhà thi đấu, công viên, khu vui chơi giải trí, siêu thị, chợ, nghĩa trang, trường học… và các công trình khác do địa phương gợi ý và đề xuất. Để thực hiện điều này, hãy dựa trên các cơ sở pháp lý là: khoản 1 điều 164; khoản 2 điều 8, điều 141 và điều 164 (trích Luật đất đai năm 2013). 2. Đất công sản và đất tư có gì khác biệt?ư Đất công sản và đất tư có gì khác biệt? Với những tin tức cụ thể ở trên, bạn đã hình dung ra được định nghĩa của đất công sản là gì hay chưa? Công là nhà nước, còn tư là tư nhân, cá nhân riêng. Chúng ta có trường tư và trường công, công ty nhà nước và công ty tư nhân, bệnh viện công và bệnh viện nhà nước… Tương tự như vậy, chúng ta cũng có đất tư và đất công. Đất tư thường đối lập với đất công, hay gọi cách khác là đất tư thường trái ngược với đất công sản. Thế từ những định nghĩa cơ bản về đất công sản, theo bạn hiểu thì đất tư là gì? Hiện tại, giống như đất công sản, đất tư cũng chưa được định hình khái niệm cụ thể trên văn bản, tài liệu quy định có cơ sở pháp lý nào cả. Thực ra, đất tư chỉ là một cụm từ quen thuộc mà mọi người hay gọi để tiện phân biệt với đất công sản. Vì hai quỹ đất này có tính chất trái ngược, đối lập nhau nên từ khái niệm của đất công sản ở trên, vieclam24h.net.vn sẽ rút ra định nghĩa về đất công cho bạn dễ hình dung như sau. Đất tư trái ngược đất công sản Đất công sản không phải là đất thuộc quyền kiểm soát riêng tư của bất cứ cá nhân hay hộ gia đình nào cả khi chưa có sự cho phép của Nhà nước và sổ đỏ (loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Các cá nhân và hộ gia đình thuộc trường hợp này sẽ koong được phép thực hiện bất cứ hoạt động gì ở những mẫu đất nằm trong quỹ đất công sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của Nhà nước. Từ đó, chúng ta có thể kết luận: đất tư là những mẫu đất thuộc quyền sở hữu và quản lý của riêng cá nhân hoặc hộ gia đình đã được cấp sổ đỏ. Tức là cá nhân hay hộ gia đình đó có thể thoải mái xây nhà, mua, bán hoặc cho thuê quỹ đất đó vì Nhà nước không có quyền sử dụng và quản lý những khu đất này. 3. Trường hợp nào thì thu hồi đất công sản và nhà ở? Trường hợp nào thì thu hồi đất công sản và nhà ở? Vì đất công sản và đất tư là hai loại đất đối nghịch nhau nên mỗi người hãy tự có ý thức trau dồi bản thân, học hỏi kiến thức, tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản và nghiên cứu Luật thật kỹ để bổ sung được những tin tức quan trọng, cần thiết liên quan đến cách sử dụng đất, đồng thời tránh được những rủi ro không đáng có về các vi phạm trong quyền sử dụng và sở hữu đất. Dưới đây sẽ là một số trường hợp thuộc phạm vi bị thu hồi đất công sản và nhà ở. Bắt đầu từ tháng 1 năm 2018, Nhà nước ta đã ban hành các quy địnnh mới liên quan đến việc thu hồi đất công sản nếu không sử dụng khu đất đó liên tục và quá mức thời hạn một năm (tức 12 tháng). Bên cạnh đó, năm 2017 đã ban hành nội dung được in trong Nghị định 167 và có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018 cũng đã thể hiện rất rõ các quy định cụ thể về những trường hợp đất công sản hay nhà ở sẽ bị Nhà nước thu hồi lại bao gồm các trường hợp sau: - Khu đất công sản và nhà ở không được các cơ quan, đơn vị, tổ chức doanh nghiệp sử dụng liên tục trong vòng quá một năm (12 tháng). - Trong trường hợp nhà ở hay đất công sản không sử dụng phần diện tích đất theo đúng quy định thì có thể tách thành cơ sở độc lập. - Sau khi được giao và đầu tư trong kế hoạch xây dựng cơ sở, trụ sở hoạt động tại địa điểm mới nhưng các nhà ở, đất công sản là cơ sở, trụ làm việc, hoạt động cũ của các đơn vị, tổ chức, cơ quan vẫn chưa được phê chuẩn quyền sử dụng đất dưới mọi hình thức. - Tất cả những trường hợp sử dụng nhà ở hay đất công sản để tặng, bán, cho thuê, góp vốn đầu tư, chuyển nhượng đất mà không đúng quy định. - Trường hợp các nhà ở, đất công sản không còn giá trị gì hay không còn nhu cầu sử dụng thì sẽ được giao lại để đầu tư, mua sắm vì sự thay đổi cơ cấu tổ chức, tính năng và mục đích vận hành của bộ máy ở đó. - Trường hợp Nhà nước đã giao đất công sản và chỗ ở cho các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhưng những đơn vị này tự nguyện giao trả lại đất công sản và nhà ở cho chính phủ, Nhà nước. - Một số các trường hợp đặc biệt khác đã được Pháp luật quy định cụ thể trong bộ Luật đất đai. Đất công sản và nhà ở có nhiều vấn đề phát sinh Đất công sản, nhà ở và các tài sản, công trình gắn liền với những quỹ đất của các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đang chịu trách nhiệm sử dụng và quản lý thì đều sẽ được tính vào làm hình thức tài sản công sản. Còn những loại tài sản cụ thể phổ biến khác có thể nhắc đến như là: thiết bị máy móc, phương tiện đi lại hoặc tài sản công tại các đơn vị, cơ quan, công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Xét về thực tế, vì câu hỏi “đất công sản là gì?’’ vẫn chưa có được một câu trả lời thỏa đáng cũng như định nghĩa rõ ràng về mặt pháp lý nên vấn đề sử dụng đất công sản tại nước ta hiện nay vẫn còn là một bài toán khó giải quyết với nhiều cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đây cũng là nguyên nhân gây phát sinh các vấn đề tham nhũng đất công, doanh nghiệp lợi dụng cơ hội để chuộc lợi ích cho riêng mình hay cho cả nhóm hoặc chính quyền, gây nhiều bức xúc cho dư luận trong những năm gần đây. Vừa rồi là toàn bộ những thông tin liên quan chủ đề đất công sản là gì mà vieclam24h.net.vn đã tổng hợp lại và cung cấp đến bạn. Hãy nhớ tìm hiểu thật kĩ về các vấn đề pháp lý về luật đất đai nếu bạn đang có ý định mua nhà hay thực hiện quyền sử dụng đất nhé. Hãy đảm bảo mọi thứ luôn được diễn ra công khai, minh bạch, chính xác để đảm bảo quyền lợi xứng đáng cho chính bản thân và cả gia đình mình.
Đọc nguyên bài viết tại: Đất công sản là gì và những thông tin liên quan đến đất công sản
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét