Tìm hiểu học kiểm toán ra làm gì và những tin tức bạn cần biết

Tìm hiểu học kiểm toán ra làm gì và những tin tức bạn cần biết

Thông thường, nhiều người mới chỉ biết đến nghề kế toán chứ vẫn chưa biết kiểm toán là ngành gì và học kiểm toán ra làm gì. Đây cũng chính là lý do mà hôm nay, vieclam24h.net.vn quyết định tổng hợp lại một bài tin tức tóm tắt những ý chính mà bạn nên biết về nghề kiểm toán. Đồng thời, vieclam24h.net.vn cũng muốn giúp những bạn nào dang có ý định tiến đến công việc kiểm toán sẽ cảm thấy thỏa mãn một phần nào sau khi đọc được bài viết này. 1. Khái niệm kiểm toán là gì và tìm hiểu công việc của ngành kiểm toán 1.1. Ngành kiểm toán gồm những công việc gì? Kiểm toán là một chuyên môn thuộc nhóm ngành kiểm toán kế toán. Kiểm toán và kế toán là hai công việc có mối quan hệ gắn bó trực tiếp với nhau nhưng không vì thế mà tính chất công việc của hai ngành này cũng giống nhau nên bạn cần phải phân biệt rõ ràng khái niệm của hai ngành đó. Hiểu đơn giản thì kế toán là công việc cung cấp những thông tin tài chính của một tổ chức, công ty, đơn vị, doanh nghiệp thông qua các bản báo cáo tài chính. Còn kiểm toán sẽ phụ trách công việc kiểm tra, xác minh độ chính xác, trung thực của những bản báo cáo tài chính mà kế toán đã nộp. Từ đó, bộ phận kiểm toán sẽ đưa ra kết luận và tổng hợp các thông tin đúng nhất, chính xác nhất về tình hình tài chính của một tổ chức, đơn vị, công ty, doanh nghiệp. Hay nói cách khác, kiểm toán chính là quá trình thu thập và kết hợp các hoạt động đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính (do kế toán cung cấp) đã được kiểm toán kiểm tra nhằm xác minh và báo cáo mức độ phù hợp giữa khối lượng thông tin đó với các quy tắc, chuẩn mực đã được thiết lập từ ban đầu. Kiểm toán có thể phục vụ cho rất nhiều đối tượng. Hầu hết trong số đó là những người luôn quan tâm đến tình hình tài chính trong một đơn vị, tổ chức nào đó nhưng lại không am hiểu hay có kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, kế toán. Đây chính là lí do mà các đối tượng này phải tìm đến các nhân viên kiểm toán để tìm hiểu, hợp tác và đưa ra những đánh giá, phân tích, tham vấn phù hợp theo hướng tích cực để họ dễ dàng đưa ra những quyết định đúng đắn nhất.  Ngành kiểm toán  1.2. Phân loại các ngành kiểm toán Trong ngành kiểm toán, sẽ có rất nhiều bộ phận được phân chia, tách lẻ để phù hợp với môi trường và tính chất đặc thù của công việc. Hơn nữa, việc phân loại này cũng sẽ giúp những bạn yêu thích, đam mê ngành kiểm toán sẽ có cái nhìn chi tiết, sâu sắc hơn về công việc này. Ngành kiểm toán gồm có những dạng sau: kiểm toán nội bộ, kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán hoạt động. Theo bạn hiểu thì kiểm toán nội bộ là gì? Kiểm toán nội bộ còn được gọi tắt là kiểm toán viên - những người đã có bằng cấp, chuyên hoạt động trong một công ty hay tổ chức nào đó. Họ là những người sẽ thực hiện công việc kiểm tra tính chính xác của các tài khoản và báo cáo tài chính do công ty đưa ra và thực hiện nhiệm vụ kiểm toán theo các yêu cầu, chỉ định từ các thành viên của Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc. Những báo cáo kiểm toán này thông thường sẽ chỉ được lưu hành nội bộ để bảo mật thông tin và tránh trường hợp lộ tin tức quan trọng ra bên ngoài. Kiểm toán nhà nước là những người thực hiện kiểm tra sự chính xác, tính hợp pháp và minh bạch trong việc kê khai các số liệu từ bộ phận kế toán. Các nhân viên trực thuộc cơ quan kế toán nhà nước tiến hành công việc này theo luật định nên sẽ không thu phí và đối tượng của kiểm toán nhà nước là những doanh nghiệp nhà nước. Kiểm toán độc lập là một loại hình kiểm toán được tiến hành bởi các nhân viên kiểm toán ngay tại những công ty độc lập chuyên về mảng dịch vụ này. Nhiệm vụ chính của kiểm toán độc lập là họ sẽ kiểm tra, xác minh lại những báo cáo tài chính và nhận thêm các dịch vụ khác liên quan về tài chính, kinh tế nếu khách hàng có yêu cầu thêm. Loại kiểm toán này thông thường nhận được khá nhiều sự tin cậy và thiện cảm ưng ý từ bên thứ ba cũng như nhiều nhà đầu tư khác. Còn kiểm toán hoạt động là một loại kiểm toán được thực hiện tại những chi nhánh nước ngoài đang có chi nhánh hoạt động ở đất nước Việt Nam. Từng loại hình kiểm toán được nêu ở trên đều được phân chia ra dựa trên môi trường làm việc và đối tượng mà các nhân viên kiểm toán làm việc cùng. Đặc biệt, chúng ta còn có thêm kiểm toán theo chủ thể là ám chỉ những người kiểm toán viên nội bộ không hoạt động chuyên nghiệp, không có bằng cấp chứng chỉ nhưng vẫn rất thành thạo công việc, thậm chí còn làm việc rất tốt và có đạo đức nghề nghiệp, khi làm việc thì tuyệt đối tuân thủ theo tính độc lập của kiểm toán viên. 2. Ngành kiểm toán học trường nào? 2.1. Các khối thi xét tuyển ngành kiểm toán Hiện nay, các trường Đại học đã triển khai nhiều phương thức tuyển sinh đa dạng, phong phú hơn để các bạn có đam mê với ngành kiểm toán có cơ hội thực hiện ước mơ của mình. Có 4 hình thức xét tuyển chính đang được phổ biến hiện nay là: xét theo kết quả của kỳ thi Trung học Phổ thông Quốc gia, xét tuyển dựa vào tổ hợp bộ môn của 3 môn chính trên học bạ, xét qua điểm trung bình tổng kết lớp 12 và xét tuyển bằng kết quả điểm số đạt được trong kì thi đại học. Còn về tổ hợp môn để thi ngành kiểm toán, bạn có thể chọn theo các tổ hợp sau đây: - Khối A00: Toán - Lý - Hóa - Khối C01: Toán - Văn -Lý - Khối A01: Toán - Văn - Anh - Khối D01: Toán - Văn - Anh Ngành kiểm toán học ở trường Học viện Ngân hàng Hà Nội 2.2. Các trường đại học đào tạo ngành Kiểm toán - Những trường đại học đào tạo ngành kiểm toán thuộc khu vực miền Bắc Học viện Ngân hàng Hà Nội Đại học Công nghiệp Hà Nội Đại học Điện lực Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội Đại học Tài chính - Quản trị Kinh doanh - Những trường đại học đào tạo ngành kiểm toán thuộc khu vực miền Trung Đại học Tài chính - Kế toán Đại học Kinh tế - Đại học Huế Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng - Những trường đại học đào tạo ngành kiểm toán thuộc khu vực miền Nam Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh Đại học Cần Thơ Đại học Quốc tế Hồng Bàng 3. Học kiểm toán ra làm gì?  Học kiểm toán ra làm gì? Khi làm nhân viên kiểm toán, bạn sẽ phải thực hiện ba nhiệm vụ chính sau: - Xác minh và kiểm tra độ chính xác, trung thực cùng tính pháp lý của các bản báo cáo tài chính. - Đưa ra các ý kiến về tính trung thực và mức độ hợp lý của tất cả các thông tin tài chính, kế toán để từ đó nêu ra các nhận xét, quan điểm khách quan. - Tham vấn, tư vấn và góp ý cho các nhà quản lý tổ chức, đơn vị cơ sở thông qua trách nhiệm chỉ ra những sai sót và đề ra các biện pháp khắc phục, xử lý vấn đề của công ty theo hướng tích cực và hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nghề kiểm toán không được nhiều người quan tâm và chú ý lắm nhưng đây lại là một công việc ổn định, có tính chất làm việc lâu dài, ít biến động nhiều. Hơn nữa, nghề kiểm toán có thể đem đến cho bạn một mức thu nhập hấp dẫn, môi trường làm việc tốt cùng nhiều cơ hội việc làm mở rộng vô cùng. Chưa kể, nhiều công ty kiểm toán ở nước ta hiện nay đã được thành lập với rất nhiều chi nhánh, đại lý, trụ sở cùng hàng chục, hàng trăm văn phòng có quy mô hoạt động lớn nhỏ khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể xin vào làm nhân viên kiểm toán tại các công ty chuyên về dịch vụ kiểm toán có tiếng ở Việt Nam như: công ty kiểm toán An Việt, hãng kiểm toán AASC,... Nhưng hãy kiểm tra thông tin của các công ty đó thật kĩ trước khi ứng tuyển để tránh gặp phải những công ty ma nhé.  Nhà nước ta cũng đang thực hiện chủ trương đề ra mục tiêu trong 10 năm tới sẽ tiếp tục phấn đấu gia tăng số lượng công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán với quy mô nhân sự lên đế hàng trăm, hàng nghìn kiểm toán viên. Có thể thấy, nhu cầu việc làm cho ngành kiểm toán đang cực kì thuận lợi với những bạn có niềm đam mê, yêu thích công việc này. Nhiều vị trí nhân viên kiểm vẫn còn trống và đang chờ các ứng viên tiềm năng đến thử sức. Sau khi tốt nghiệp ngành kiểm toán, bạn có thể linh hoạt đảm nhận rất nhiều vị trí khác nhau trong công ty như: kiểm toán viên, kiểm toán căn bản, thủ quỹ, kiểm toán công việc,... Bên cạnh môi trường làm việc trong công ty, bạn cũng có thể làm việc cho cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị, tổ chức hoạt động xã hội, ngân hàng. 4. Một số điều cần biết về ngành kiểm toán 4.1. Những chứng chỉ phổ biến trong nghề kiểm toán - Chứng chỉ CPA Bạn có biết chứng chỉ CPA là gì không? CPA là một thuật ngữ viết tắt của cụm từ Certified Public Accountants để gọi tên bằng chứng nhận trình độ chuyên môn của một người hành nghề kiểm toán dựa theo tiêu chí chấm điểm quốc tế nên chứng chỉ CPA cũng có giá trị cực kì hữu dụng kể cả khi bạn đi nước ngoài vì nó là một loại chứng chỉ quốc tế, cũng giống như chứng chỉ Tiếng Anh IELTS/TOEIC/TOELF vậy. Chỉ có nhũng ai dành được chứng chỉ này và đang làm công việc kiểm toán viên mới đủ điều kiện để hoạt động kiểm toán và ký vào các báo cáo về vấn đề kiểm toán. - Chứng chỉ CMA Chứng chỉ CMA cũng là một loại chứng chỉ quốc tế được cấp bởi Khóa học Kế toán quản trị của Hoa Kỳ. Chứng chỉ này cũng sẽ phát huy được tác dụng nếu bạn dùng nó để xin việc vào các công ty, doanh nghiệp hoặc tập đoàn đa quốc gia. Cả hai chứng chỉ này đều sẽ được cấp bằng khi bạn đã vượt qua bài thi trắc nghiệm về ngành kiểm toán. Do đó, nếu muốn đạt được một trong hai chứng chỉ này thì bạn hãy cố gắng nắm thật vững các kiến thức đã học và chuẩn bị một tâm lý bình tĩnh, tự tin, thoải mái để làm bài thật tốt nhé. Một số điều cần biết về ngành kiểm toán 4.2. Mức thu nhập của nhân viên ngành kiểm toán Ngành kiểm toán là là một công việc có nhiều đòi hỏi, yêu cầu khó về chuyên môn nên bạn hãy yên tâm khi tham gia vào ngành nghề này vì mức lương ở đây vô cùng hấp dẫn. Khi mới bước vào công việc, các bạn có thể sẽ cảm thấy hơi thất vọng vì mức thu nhập có vẻ khá ít. Nhưng trải qua thử thách, khó khăn ấy rồi, mức lương của bạn sẽ nhanh chóng được tăng lên theo từng bậc, được thưởng thêm hậu hĩnh nếu bạn làm công việc với một thái độ chăm chỉ và nghiêm túc. Thu nhập bình quân của các nhân viên kiểm toán cũng phải rơi vào tầm 8 triệu đồng/tháng đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Còn nếu bạn đã có kinh nghiệm từ trước đó thì mức thu nhập sẽ được trả cao hơn, dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng.  5. Trong kiểm toán, Deloitte là gì? Deloitte là gì? Có thể khẳng định rằng, bất cứ những ai đang quan tâm đến ngành kế toán kiểm toán cũng đã từng nghe qua về cái tên Deloitte - một mảnh ghép quan trọng của khối BIG4 nói chung và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán tài chính nói riêng.  Deloitte là một trong bốn công ty thuộc BIG4 (EY, KPMG, PwC) chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán uy tín và tư vấn có quy mô lớn nhất thế giới. Năm 1845, Deloitte được thành lập tại thành phố Luân Đôn (Vương quốc Anh). Tari qua nhiều năm phát triển, Deloitte ngày càng khẳng định được tên tuổi và vị thế của mình trong ngành Kiểm toán với chất lượng dịch vụ cực kì đáng tin cậy, uy tín và tạo được sự tin tưởng, mối quan hệ lâu dài với những khách hàng là các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn có tiếng trên thế giới. Nếu bạn muốn theo đuổi ngành kiểm toán, hãy tham khảo thử công ty này để chuẩn bị sẵn các điều kiện ứng tuyển nhé. 6. Yêu cầu làm việc đối với một nhân viên kiểm toán Yêu cầu làm việc đối với một nhân viên kiểm toán Để trở thành nhân viên kiểm toán thành công, bạn càn phải có tình yêu nghề và sự đam mê thì mới trụ được lâu dài trong công việc này. Khối lượng công việc lớn và thời gian làm việc dài sẽ rất dễ khiến bạn rơi vào trạng thái stresss, căng thẳng nên bạn phải tự biết học cách chăm sóc sức khỏe bản thân, ăn uống và nghỉ ngơi điều độ. Công việc này cũng có tính chất phải đi công tác thường xuyên, đi sang nước ngoài nên bạn hãy chủ động trang bị cho mình một vốn từ vựng ngôn ngữ thật tốt để dễ dàng giao tiếp với những khách hàng là người nước ngoài nhé. Sự chính xác, tỉ mỉ, cẩn thận, kiên nhẫn và cần cù, chịu khó cũng chính là một trong những đặc điểm cực dễ nhận thấy của những nhân viên kiểm toán giỏi. Chỉ cần nhầm lẫn, sai sót một chút cũng đã có thể gây ra những hậu quả lớn ảnh hưởng đến các tổ chức, doanh nghiệp nên các bạn hãy tự rèn cho mình tính cẩn thận khi làm việc trong nghề kiểm toán nhé.á Thế là vieclam24h.net.vn đã vừa cùng bạn đi tìm hiểu xong các thông tin quan trọng để trả lời câu hỏi học kiểm toán ra làm gi. Hy vọng sau khi đọc xong những tin tức này, bạn đã có thêm một nguồn thông tin tham khảo thú vị và tìm được lựa chọn công việc cùng vị trí làm việc phù hợp nếu có ý định theo đuổi công việc này.

Đọc nguyên bài viết tại: Tìm hiểu học kiểm toán ra làm gì và những tin tức bạn cần biết

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur