Cơ sở giáo dục là gì? Các cơ sở giáo dục hiện nay gồm những gì?

Cơ sở giáo dục là gì? Các cơ sở giáo dục hiện nay gồm những gì?

1. Cơ sở giáo dục là gì? Khái niệm cơ sở giáo dục có lẽ không còn xa lạ gì đối với các thế hệ đã từng trải qua thời học sinh, sinh viên gắn bó với mái trường mến yêu. Có thể gọi thuật ngữ này là trường học hay môi trường sư phạm. Cơ sở giáo dục bao gồm trường học và các tổ chức cơ sở giáo dục khác. Trong đó, trường học sẽ bao gồm các trường học công, dân lập theo từng cấp bậc và độ tuổi của đối tượng theo học như: giáo dục cấp mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học và sau đại học, giáo dục thường xuyên và nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các tổ chức cơ sở giáo dục khác bao gồm: nhà trẻ, các lớp mẫu giáo, lớp xóa nạn mù chữ,  các lớp đào tạo ngoại ngữ, tin học tại các trung tâm hay các lớp từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn, dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật,... Ngoài ra các tổ chức giáo dục khác còn có các trung tâm huấn luyện dạy nghề, trung tâm học tập cộng đồng, viện khoa học đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ,.... Cơ sở giáo dục là gì? 2. Các cơ sở giáo dục hiện nay bao gồm những cấp bậc nào?  Cơ sở giáo dục tại Việt Nam nói và riêng tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung đều bao gồm: giáo dục hệ chính quy và giáo dục thường xuyên, chia thành các cấp bậc khác nhau và phân theo trình độ đào tạo và độ tuổi của các đối tượng theo học. 2.1. Giáo dục chính quy 2.1.1. Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non là cấp bậc đầu tiên trong hệ thống giáo dục chính quy đặt nền móng cho giai đoạn phát triển về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm xã hội cho trẻ. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua cấp giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho học tập và thành công sau này. Độ tuổi theo học cấp bậc giáo dục mầm non là độ tuổi 6 tuổi trở xuống và thường thuộc các đối tượng sau: -Gia đình không bố trí được người chăm sóc -Mong muốn trẻ tự lập và học hỏi các kỹ năng tại nhà trường -Muốn tạo cho con môi trường được gặp gỡ với nhiều bạn bè cùng trang lứa và các cô giáo và học được các ứng xử, giao tiếp trong môi trường tập thể,... Môi trường giáo dục mầm non không cần chú trọng nhiều đến kiến thức bởi ở độ tuổi này trẻ chưa có đủ khả năng để tiếp thu,  mà theo đó trẻ cần chú trọng giáo dục trẻ những kỹ năng khác như: kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng nhận thức, kỹ năng kết bạn,... để trẻ có thể tự lập khi không có gia đình bên cạnh và quen dần với môi trường trường lớp. Giáo dục mầm non 2.1.2. Giáo dục cấp tiểu học Theo sau giáo dục mầm non là cấp bậc giáo dục tiểu học. Cấp bậc này dành cho trẻ em từ lớp 1( khoảng 6 tuổi)  đến hết lớp 5 ( khoảng 11 tuổi) và kéo dài khoảng 5 năm ( tùy theo từng quốc gia) với mục đích nhằm giúp học sinh hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về trí tuệ, đạo đức cũng như thể chất, thẩm mỹ và các kiến thức, kỹ năng cơ bản phục vụ cho cấp học trung học cơ sở tiếp theo. Mục tiêu chính của cấp bậc giáo dục tiểu học là giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản như: Biết đọc, biết viết, biết tính toán các phép tính mức độ cơ bản cũng như hiểu căn bản về các môn khoa học, địa lý, lịch sử,.... Chương trình giáo dục cấp tiểu học được thống nhất toàn quốc, bao gồm các môn như: Toán, Tiếng Viết, Âm nhạc, Đạo đức,...và các trường Tiểu học được xây dựng, bố trí tại các phường, xã, thị trấn tại các tỉnh. Tuy nhiên tại các xã ở vùng sâu, vùng xa hoặc hải đảo trên thực tế vẫn chưa có trường tiểu học, và công tác đầu tư xây dựng trường Tiểu học đang được chính quyền, các mạnh thường quân, các tổ chức từ thiện quan tâm triển khai cấp bách để con đường đến trường các trẻ em vùng đặc biệt khó khăn có thể bớt gian nan hơn. 2.1.3. Giáo dục trung học cơ sở Kế tiếp giáo dục cấp tiểu học là giáo dục trung học cơ sở. Giáo dục trung học cơ sở được kéo dài 4 năm học, từ lớp 6 đến lớp 9 và điều kiện để có thế bước vào lớp 6 là học sinh phải hoàn thành chương trình bậc tiểu học.  Cấp bậc giáo dục này học sinh được bổ sung thêm một số môn học khó và phức tạp hơn so với cấp bậc tiểu học như: Vật lý, Hóa học, Sinh học,....  Mục tiêu của giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển kết quả của giáo dục bậc tiểu học, nâng cao kiến thức cơ bản và tạo sự đam mê các môn học cho học sinh. Ngoài ra tại cấp học này cũng tập trung phát triển đạo đức và giáo dục giới tính cho học sinh lứa tuổi dậy thì. Hoạt động tại trường của học sinh trung học cơ sở 2.1.4. Giáo dục trung học phổ thông Cao hơn giáo dục cấp tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và thấp hơn cao đẳng hoặc đại học là giáo dục trung học phổ thông. Cấp học này kéo dài 3 năm( từ lớp 10 đến lớp 12) cho độ tuổi từ 15 - 18 (trừ những trường hợp đặc biệt). Sau khi kết thúc khóa học trung học phổ thông học sinh sẽ phải trải qua Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Giáo dục trung học phổ thông giúp học sinh tiếp tục củng cố và phát triển kiến thức của các cấp bậc trước đó, hoàn thiện học vấn phổ thông, hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục tiếp tục bước vào cấp bậc học cao hơn: đại học, cao đẳng, trung cấp,... Mục tiêu của giáo dục trung học phổ thông là chú trọng giáo dục lý tưởng, lối sống, đạo đức, ngoại ngữ, tin học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao khả năng thực hành cho học sinh để các em có thể định hướng được nghề nghiệp và ngành học chuẩn bị cho kỳ thi Đại học sắp tới. 2.1.5. Giáo dục cấp đại học và sau đại học Giáo dục cấp đại học đào tạo trình độ cao đẳng và đại học cho sinh viên. Đào tạo trình độ cao đẳng kéo dài 3 năm và đào tạo trình độ đại học kéo dài 4-6 năm cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Và mục tiêu của giáo dục cấp bậc đại học và cao đẳng là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu khoa học công nghệ tạo ra tri thức, phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng, hội nhập quốc tế. Hình ảnh ngày tốt nghiệp của sinh viên Giáo dục cấp sau đại học là hình thức đào tạo cho trình độ Thạc sĩ và trình độ Tiến sĩ cho những đối tượng đã tốt nghiệp đại học, thời gian của cấp học này thường được kéo dài từ 2-4 năm và mục tiêu của giáo dục cấp sau đại học là: trang bị những kiến thức sau đại học, nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng những người có phẩm chất đạo đức, chính trị, có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội, khoa học- công nghệ. Đào tạo sau đại học giúp cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. 2.2. Hệ giáo dục thường xuyên Hệ giáo dục thường xuyên là hệ thống các loại  hình học tập thuộc giáo dục tiếp tục, không có các hình thức chính quy trong hệ thống giáo dục ban đầu. GDTX  bao gồm hình thức vừa học vừa làm, đào tạo từ xa nhưng có hướng dẫn mang đến các chương trình học( đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ , kỹ năng,...) và chương trình giáo dục tiếp tục với mục tiêu cuối cùng là lấy văn bằng của hệ thống giáo dục.  Học viên tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Đối tượng theo học của hệ GDTX phần lớn là những người lớn tuổi bị bỏ lỡ việc học, những người đã quá tuổi mong muốn có cơ hội được tiếp tục học thêm lần nữa hoặc cũng có thể là những đối tượng có nhu cầu bổ sung thêm kiến thức, hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp. 2.3. Hệ trung cấp nghề Trung cấp nghề là chương trình đào tạo chính quy với mục đích đào tạo nghề nghiệp thực tiễn cho học viên có thể xin việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đào tạo nghề nghiệp chương trình trung cấp nghề còn được bổ sung chương trình THCS, THPT rút gọn (cho những đối tượng chưa tốt nghiệp cấp học này) và có cơ hội liên thông lên Cao đẳng, Đại học. Học trung cấp nghề mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho học viên như: -Thời gian từ 2-3 năm tùy theo đối tượng đã tốt nghiệp THCS, THPT chưa, học viên có thể tìm được việc làm thu nhập ổn định ngay sau khi tốt nghiệp. -Điều kiện học tập: Cơ sở vật chất của các trường đào tạo trung cấp nghề cũng được trang bị đầy đủ và  hiện đại không kém các trường Đại học, Cao đẳng cùng đội ngũ giảng viên nhiều kinh nghiệm. - Chương trình học: Tất cả các chương trình đào tạo của hệ trung cấp nghề đều tập trung chú trọng thực hành nhiều hơn lý thuyết, học sinh được tiếp xúc với môi trường thực tiễn giúp học viên nắm vững tay nghề. -Bằng cấp: Bằng trung cấp nghề sẽ do Bộ Lao Động- Thương Binh Xã Hội cấp và có giá trị hiện hành trên toàn quốc, học viên có thể xin việc làm ở tất cả các cơ quan, doanh nghiệp với chuyên ngành của mình. Lớp dạy nghề đầu bếp tại trường Trung cấp nghề 2.4. Cơ sở giáo dục khác Bên cạnh các cơ sở giáo dục thuộc nhà trường, hệ giáo dục thường xuyên và hệ trung cấp nghề thì vẫn còn các hình thức cơ sở giáo dục nhỏ lẻ khác như: nhóm trẻ, nhà trẻ tư nhân, các lớp học tình thương xóa mù chữ, dạy ngoại ngữ cho đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em mồ côi, khuyết tật,...Các tổ chức này thường do các mạnh thường quân, các cá nhân, tổ chức từ thiện,... tổ chức.  Bài viết là toàn bộ các thông tin liên quan đến khái niệm Cơ sở giáo dục là gì? Các cơ sở giáo dục hiện nay mà có thể bạn đang quan tâm. Chắc hẳn bài chia sẻ đã giúp bạn và con em mình có cái nhìn tổng quát và chọn lựa được hình thức cơ sở giáo dục phù hợp. Chúc các bạn luôn hạnh phúc và thành công trên con đường học tập của mình.  

Coi nguyên bài viết ở: Cơ sở giáo dục là gì? Các cơ sở giáo dục hiện nay gồm những gì?

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur