Perspective là gì - Quan điểm cá nhân hay tính bảo thủ?

Perspective là gì - Quan điểm cá nhân hay tính bảo thủ?

1. Quan điểm cá nhân xưa và nay Tinh thần đấu tranh của nhân dân ta từ xưa đến nay đã ăn vào máu thịt của mỗi người và cho đến tận ngày nay mỗi khi đất nước có cơ sự gì là tinh thần ấy lại trỗi dậy. Tinh thần ấy lại trỗi dậy một cách mãnh liệt bởi mỗi người luôn nghĩ đến “đại cuộc” tinh thần tập thể “cái tôi chung”. Nhưng để so sánh ngày ấy và bây giờ thì quả thật là một sự khập khiễng đáng trông thấy. “ cái tôi cá nhân” hay “ quan điểm cá nhân” giờ đây lại được chú trọng hơn bởi quy luật phát triển tự nhiên.  “ cái tôi cá nhân” có được chú trọng hơn? “Quan điểm cá nhân” hay “bảo thủ” là một chủ đề gây tranh cãi rất nhiều hiện nay và xảy ra ở mọi nơi mọi lúc như trong văn phòng, trong gia đình, trong công ty hay thậm chí là trong lớp học hay trong một nhóm bạn. Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng cách thể hiện quan điểm đó thể nào thì ta quay lại chủ đề bàn luận thế nào là quan điểm cá nhân? 2. Giải nghĩa perspective là gì? Để giải nghĩa cho câu hỏi trên trước tiên ta sẽ cùng nhau phân tích nghĩa của từ perspective nghĩa là gì? Trong từ điển tiếng anh Cambridge perspective là một danh từ chỉ: - Nhận xét về một điều gì đó theo một cách riêng - Suy nghĩ về một vấn đề hay một tình huống một cách sáng suốt và hợp lý. - Để so sánh một sự việc này với những sự việc khác nhau để có thể có được được sự phán quyết một cách chính xác và công bằng. Vậy hiểu theo nghĩa tiếng anh thì đây quả là một danh từ mang ý nghĩa tích cực nói lên quan điểm, góc nhìn, thái độ của một con người theo hơi hướng tích cực.  Đó là lý do tại sao mà “cái tôi cá nhân” giờ đây lại được trọng dụng. giả dụ như trong hàng vạn người mỗi người đều mặc một chiếc ao màu đen mà chỉ có duy nhất một người mặc áo màu trắng thì tất nhiên màu trắng đó sẽ được làm nổi bật lên với màu đen phía xung quanh đó.  3. Tầm quan trọng của quan điểm cá nhân 3.1. Quan điểm cá nhân trong công việc Quan điểm cá nhân rất quan trọng trong một doanh nghiệp hay một công ty. Một công  ty có phát triển hay không chính là nhờ vào từng nhân tố tài năng tiềm ẩn trong một tập thể. Vì tập thể mà phát huy tinh thần cá nhân hướng đến “cái tôi chung” thay vì  “tư lợi cá nhân”- một cách làm việc trái ngược, mang ý nghĩa tiêu cực trong một tập thể. Quan điểm cá nhân trong công việc Ví dụ chẳng đâu xa khi một công ty đang đi vào bế tắc đến mức gần phá sản trong cuộc họp không ai dám đưa ra quan điểm cá nhân để bày tỏ quan điểm của mình về tình hình chung. Vì lúc này họ đang lo cho số phận của họ khi nhìn thấy tình hình đi xuống trầm trọng của một công ty. Thay vào đó một nhân viên khác lại đưa ra quan điểm và phân tích tình hình một cách cụ thể rồi đưa ra giải pháp tạm thời hay dài hạn để cứu lấy công ty. Bởi họ đưa ra quan điểm cá nhân để phục vụ cho mục đích chung của công ty – một suy nghĩ trường kỳ thay vì thiển cận. 3.2. Quan hệ sếp và nhân viên Mượn câu nói của một nhà chính trị đồng thời cũng là một nhà biên phiên dịch trong lĩnh vực ngoại giao ông quan niệm “ tôi không phải là người tài nhưng được người tài sử dụng”. Bởi đó là lý do tại sao trong mối quan hệ sếp và nhân viên đã là người cấp dưới thì phải nghe lệnh cấp trên là luật bất thành văn. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhân viên không được đưa ra quan điểm cá nhân.  3.2.1. Á-Âu sự khác biệt trong văn hóa và phong cách làm việc “ Nhập gia tùy tục” mỗi nơi làm việc lại có một phong cách làm việc khác nhau cũng giống như vậy khi xác định được văn hóa, đối tượng, văn phong làm việc thì công việc và mối quan quan hệ “sếp và  nhân viên” không quá trở nên căng thẳng mà thậm chí được kéo lại gần nhau hơn. Từ đó làm việc một cách trơn tru, đồng điệu hơn.  Quan hệ sếp và nhân viên “ Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” và đặc biệt hơn nữa là “ biết điều”. Khác với quan niệm Âu- Mỹ  họ khá cởi mở với việc thể hiện quan điểm cá nhân, tính tự lập trong công việc và thậm chí sẵn sàng tranh luận đến cùng về một vấn đề được bàn tới. Một người càng có chính kiến (dựa trên kiến thức đã có cộng thêm tài thiên bẩm)  thể hiện được rõ quan điểm cá nhân của mình một cách thuyết phục càng chứng minh được năng lực của mình. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên luôn được duy trì một cách bình đẳng và độc lập.  Á-Âu sự khác biệt trong văn hóa và phong cách làm việc   Trong khi các nước Á Đông lại có quan điểm hoàn toàn ngược lại rằng “tính tập thể” lại được đề  cao và mối quan hệ sếp- nhân viên có sự phân biệt cấp bậc rõ ràng “tính tập thể” được coi trọng hơn cả thay vì “tính cá nhân”. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt trên phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Văn hóa, phong tục, tập quán và phong cách làm việc của mỗi quốc gia.  3.2.2. Vậy đâu là giải pháp?  - Việc thể hiện quan điểm cá nhân cần được cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động để tránh tình trạng mâu thuẫn nội bộ, mất đoàn kết và làm cho mối quan hệ trong một nhóm tập thể trở nên căng thẳng hơn.  - Cần xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của bản thân đang làm việc ở đâu? với ai? khi nào? Trong hoàn cảnh nào? - Có nhiều cách thể hiện quan điểm cá nhân trong lời nói, hành động, sản phẩm ...để mang lại tính thuyết phục  - Thái độ thể hiện cũng một phần quyết định đến kết quả  3.3. Quan điểm cá nhân trong làm việc nhóm “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao” tư tưởng lớn mà gặp nhau mà đồng thuận thì công việc suôn sẻ “đi lên như diều gặp bão”. Nhưng khi cái tôi cá nhân quá cao đó là một biểu hiện khá tương tự với “bảo thủ” thì dẫn đến sự lụi bại và bất đồng quan điểm trong việc làm việc nhóm. Bởi đơn giản khi quan điểm cá nhân được thể hiện trong một nhóm hay một tập thể nghĩ theo một cách tích cực thì một bài thảo luận sẽ trở nên thật phong phú đa sắc màu góp phần làm cho tập thể đi lên. Ngược lại khi suy nghĩ theo hướng tiêu cực, nếu ai cũng muốn "nâng cao quan điểm cá nhân", khăng khăng giữ lấy quan điểm của mình, cho rằng mình đúng và không chấp nhận những yếu kém của bản thân, không nghe theo ai thì đó là biểu hiện của tính “bảo thủ”. Làm sao để thể hiện quan điểm trong khi làm việc nhóm một cách hiệu quả - Kỹ năng quan sát ( thái độ, cảm xúc, hoàn cảnh của mọi người xung quanh mình) và lắng nghe (cả hai chiều điểm tốt và điểm chưa tốt để học hỏi cái mới và loại bỏ những cái chưa tốt) luôn được ưu tiên hàng đầu bởi người ta sinh ra hai cái tai để nghe nhiều hơn và một cái miệng để nói ít hơn. - Kỹ năng giao tiếp là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút người nhìn ( giao tiếp bằng mắt, giao tiếp bằng ngôn ngữ hình thể, giao tiếp bằng ngôn ngữ…) - Bình tĩnh trước những ý kiến trái chiều với quan điểm cá nhân, kiếm chế cảm xúc cá nhân. - Phân tích và lập luận vấn đề một cách chặt chẽ, thuyết phục người nghe, nhìn: quan điểm hay ý kiến có tốt đến đâu mà cách thể hiện không có tính thuyết phục thì ai nghe?vậy nên bạn phải tự rèn luyện cho bản thân bằng cách trạng bị cho mình những kiến thức cần thiết và khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ thật lưu loát, dễ hiểu, vậy thì có khó gì để thuyết phục mọi người khi khắc đạt được những điểm trên. - Quyết định mọi việc dựa trên ý kiến chung và sự đồng ý của mọi thành viên trong nhóm. - Có trách nhiệm trong mọi công việc được giao. Mọi thứ luôn có hai mặt của nó và ranh giới giữa hai khái niệm rõ ràng nhưng cũng rất mong manh. Chỉ cần một hành hành động hay là một quan điểm sai sẽ dẫn đến những hậu quả không lường.  4. Quan điểm cá nhân nên? hay không nên? 4.1. Quan điểm ca nhân trong giáo dục Thời gian có thể làm cho mọi thứ đổi kể cả quan điểm hay cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người. Thay đổi ở đây là để thích nghi với môi trường sống, học tập và làm việc. Cho nên không thể nói người này sống ở Mỹ thì chắc chắn phải như thế này người kia sống ở Việt  Nam thì phải như thế kia. Việc thể hiện quan điểm cá nhân nên được cởi mở hơn trong mọi lĩnh vực, đặc biệt hơn là trong giáo dục. Quan điểm ca nhân trong giáo dục Một lớp học sẽ như thế nào nếu không có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. sẽ thật nhàm chán khi một tiết học chỉ có nghe và chép thay vì nói và phản biện. Hiểu theo một hướng tích cực thì nó sẽ giúp cho học sinh/sinh viên  tăng khả năng giao tiếp và phản xạ. Hơn nữa giúp cho học sinh rèn luyện được tính tự lập trong việc tự học và nghiên cứu để phát triển bản thân.  4.2. Trong định hướng nghề nghiệp Hay cụ thể hơn nữa là trong việc hướng nghiệp cho con cái. Bên cạnh những gia đình có quan điểm cởi mở trong việc tôn trọng, lắng nghe và chia sẻ ý kiến của con cái trong việc lựa chọn ngành nghề phù hợp trong tương lai. Bên cạnh đó cũng có những gia đình đặt sẵn cho con mình một cái ghế của một vị trí trong tương lai và yêu cầu con phải nghe theo lời mình. Điều đó dẫn đến thực trạng lười biếng, phụ thuộc, ỷ lại vì được bao bọc một cách quá mức của cha mẹ đối với con cái. Tưởng chừng như điều này tốt mà lại là một điều tệ hại khi những đứa con của họ không có cơ hội được phát triển bản thân theo chính năng lực của mình.  5. Bảo thủ và những mặt trái  Bảo thủ là luôn giữ quan điểm cũ ban đầu, không thay đổi và luôn cho mình là đúng. không cần lắng nghe hay tiếp thu ý kiến cá nhân của người khác. Hay nói một cách khác bảo thủ  là cách thức thể hiện quan điểm cá nhân đối với một sự vật sự việc đề cao cái tôi cá nhân của mình lên một cách quá mức.  Bảo thủ và những mặt trái  Người có tính bảo thủ sẽ rất gây ra tình trạng xung đột, mâu thuẫn nội bộ, mất kiểm soát và không kiềm chế được cảm xúc. Bảo thủ mang ý nghĩa tiêu cực nhiều hơn là tích cực. Hay một thực tế cho thấy người có tính bảo thủ không chấp nhận điểm yếu kém của bản thân, không muốn bản thân trở nên kém hơn người khác. Perspective - quan điểm cá nhân hay tính bảo thủ? nên hay không nên? Bài viết chính là câu trả lời cho câu hỏi liệu bạn đã trở thành một người độc lập và có quan điểm cá nhân rõ ràng trong mọi việc chưa? Hay bạn đang loay hoay trong việc nhận đinh "quan điểm cá nhân" hay "tính bảo thủ" còn tồn tại trong chính con người bạn và gây ra hậu quả nghiêm trọng.  Việc đưa ra quan điểm cá nhân một cách thuyết phục, khách quan là điều vô cùng cần thiết. Không chỉ trong công việc, gia đình, xã hội mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chính bản thân bạn trong việc xây dựng phát triển bản thân để hướng đến lợi ích tập thể luôn được coi trọng và phát huy.

Coi thêm ở: Perspective là gì - Quan điểm cá nhân hay tính bảo thủ?

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur