ASEAN là gì? Những thông tin về Việt Nam thành viên của ASEAN
Tổ chức ASEAN hay còn gọi là Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Kể từ khi được thành lập đến nay từ 5 quốc gia, tổ chức ngày càng phát triển và mở rộng và đến năm 1999 đã đạt mốc 10 thành viên. Vượt qua bao nhiêu khó khăn và thử thách ASEAN ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình và trở thành một trong những tổ chức khu vực thành công nhất. Năm 1994 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và có những đóng góp vô cùng to lớn trong việc hợp tác và phát triển cùng các nước thành viên. 1. Lịch sử phát triển của tổ chức ASEAN là gì? 1.1. Hoàn cảnh ra đời tổ chức ASEAN ASEAN ra đời vào nửa sau của những năm 60 khi các quốc gia Đông Nam Á lần lượt giành lại độc lập chủ quyền và nhu cầu hợp tác cùng nhau phát triển. Mặc dù đã giành lại độc lập nhưng các quốc gia vẫn có chung mối lo lắng của sự ảnh hước từ các nước đế quốc đến khu vực đặc biệt là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ với Việt Nam đang trong tình cảnh không thể tránh khỏi sự thất bại. Hoàn cảnh ra đời tổ chức ASEAN Cùng với đó là sự thành lập của rất nhiều các khối liên minh khu vực khác như Khối thị trường chung châu Âu(EEC) điều đó càng cổ vũ thêm trong việc thành lập tổ chức ASEAN Vào ngày mùng 8 thành 8 năm 1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập tại Băng cốc (Thái Lan) với 5 nước đầu tiên : Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Singapore. Với mục tiêu là tiến hành sự hợp tác giữa các nước thành viên nhằm phát triển kt và văn hóa trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. 1.2. Sự phát triển của tổ chức ASEAN Trong những năm đầu tổ chức mới được thành lập, ASEAN phát triển tương đối chậm với những chính sách tổ chức vần còn trẻ, sự hợp tác giữa các nước với nhau vẫn còn lỏng lẻo chưa có sự liên kết. Những điều trên dẫn đến ASEAN không hề có vị trí nào trên trường quốc tế. Sự phát triển của tổ chức ASEAN Bắt đầu từ năm 1976, ASEAN bắt đầu có những bước tiến vượt bậc bắt đầu từ việc ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Đông Nam Á ( Hiệp ước Bali) * Nội dung Hiệp Ước Bali năm 1976 - Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ - Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau - Không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình - Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, từ 1979 – 1989, quan hệ giữa hai nhóm nước trở nên căng thẳng do vấn đề giữa Campuchia và Việt Nam, khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khơ Me đỏ. Nhưng đến cuối năm 1989 quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi: Sự chấm dứt Chiến tranh lạnh và vấn đề Campuchia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt, sự đối đầu giữa các nước trong khu vực không còn nữa. Đến năm 1999 ASEAN đã đạt được đến cột mốc 10 quốc gia tham gia và trở thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN ) Từ đây, trên cơ sở một tổ chức thống nhất, ASEAN chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình, ổn định để cùng nhau phát triển phồn vinh. Để đạt được mục tiêu này, 1992 ASEAN quyết định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA) trong vòng 10 đến 15 năm. Năm 1994, ASEAN lập diễn đàn khu vực (ARF) nhằm tạo nên một môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của Đông Nam Á. 2. Việt Nam trở thành một quốc gia thành viên của Tổ chức ASEAN 2.1. Tiến trình Việt Nam gia nhập ASEAN Năm 1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hằng năm. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của một số ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN.Tháng 7-1994, Việt Nam được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này. Lịch sử phát triển của tổ chức ASEAN là gì? Ngày 28-7-1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây Đa Rút-xa-lem, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy của tổ chức này.Kể từ đó đến nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của ASEAN ngày hôm nay. 2.2. Những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam khi tham gia ASEAN 2.2.1. Cơ hội của Việt Nam khi tham gia tổ chức ASEAN là gì? Sau khi gia nhập Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển mọi mặt Về kinh tế : Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu vực, đó là cơ hội để nước ta vươn ra thế giới, tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta với các nước trong khu vực, có điều kiện để tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến trên thế giới để phát triển kinh tế góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, chênh lệch giàu nghèo. Ngành dịch vụ, du lịch có bước tiến đáng mừng và cơ hội có được một thị trường rộng lớn hơn. Tạo điều kiện để Việt Nam có thể tự do dịch chuyển lao động, mở rộng xuất khẩu. Nói chung lại Việt Nam gia nhập ASEAN với sự giúp đỡ từ các quốc gia thành viên đã có được nhiều những cơ hội để có thể phát triển nền kinh tế nước nhà một cách mạnh mẽ. Về an ninh – chính trị: Chính trị của khu vực được đảm bảo,các nước thành viên chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, Việt Nam được các nước ủng hộ, bảo vệ trước vấn đề tranh chấp biển Đông với Trung Quốc. Về văn hóa – giáo dục: Tăng cường giao lưu với các nền văn hóa, học hỏi những thành quả tốt đẹp từ nước bạn. 2.2.2. Thách thức của Việt Nam khi tham gia ASEAN là gì? Cạnh tranh với các nền kinh tế toàn cầu, đòi hỏi đất nước phải nỗ lực. Bản thân luôn luôn cải tiến và đổi mới. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Năng suất và chất lượng lao động của Việt Nam thấp, thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao. Do đó, khó để cạnh tranh với các nước lớn mạnh hơn. Dễ mất đi bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, nếu không giữ vững sẽ dễ bị “lai căng”, biến chất. Có nguy cơ tụt hậu nếu không bắt kịp bước tiến phát triển. 3. Phương hướng tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn tới Sau 15 năm tham gia ASEAN, Việt Nam đã khẳng định được vị trí và uy tín của mình trên trường quốc tế ; Với sự tham gia tích cực, đóng góp hết mình vào việc hợp tác cùng phát triển giữa các nước trong khối, Việt Nam được các nước thành viên ASEAN và các nước đối tác bên ngoài đều đánh giá cao. Tham gia hợp tác trong ASEAN đã góp phần quan trọng vào việc củng cố môi trường hòa bình và an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước; phá thế bao vây về chính trị, cô lập về kinh tế, tạo thuận lợi cho triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ; đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng ta. Phương hướng tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn tới Theo quy định của Hiến chương, Việt Nam đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của ASEAN từ tháng 1-12/2010. Để đảm nhiệm cương vị quan trọng này, Việt Nam đã có những bước chuẩn bị từ sớm, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định lập UBQG về chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 với sự tham gia của lãnh đạo các Bộ, ngành và nhiều địa phương. Công tác chuẩn bị đang được khẩn trương tiến hành trên các mặt cả về nội dung, lễ tân -hậu cần, an ninh, tuyên truyền… Trong quý I năm 2010, trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã chủ trì tổ chức và điều hành thành công nhiều hoạt động quan trọng của ASEAN, trong đó đáng chú ý là Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 16 (Hà Nội, 8-9/4/2010) và Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (Đà Nẵng, 29/2-1/3/2010). Những kinh nghiệm, bài học quý báu rút ra từ quá trình tham gia ASEAN sẽ là tiền đề thuận lợi để Việt Nam có thể đảm đương tốt vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm 2010, tiếp tục khẳng định vai trò. Việt Nam luôn coi trọng hợp tác ASEAN, vì ASEAN có tầm ảnh hưởng quan trọng chiến lược đối với an ninh và phát triển của Việt Nam. Lãnh đạo Cấp cao của Việt Nam cũng đã chỉ đạo phương châm khi tham gia ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ là “tích cực, chủ động và có trách nhiệm”. Theo đó, để nâng cao hiệu quả tham gia hợp tác ASEAN trong tình hình mới, Việt Nam đã có nhiều đổi mới, từ nâng cao nhận thức và xác định phương hướng, biện pháp hợp tác đến việc cải thiện hiệu quả của tổ chức bộ máy và tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành tham gia hợp tác ASEAN, tạo nên một nỗ lực chung của quốc gia thông qua Chương trình hành động của Chính phủ về việc Việt Nam tham gia ASEAN đến năm 2015. Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phối hợp trong bộ máy các cơ quan tham gia ASEAN của Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra chỉ thị về quy chế làm việc cũng như phối hợp với nhau giữa các cơ quan tham gia hợp tác ASEAN của Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới của tổ chức sau khi có Hiến chương. Các quốc gia thuộc ASEAN Việt Nam luôn luôn giữ thái độ bình tĩnh, không bỏ lỡ cơ hội và không ngừng ra sức học tập nắm vững khoa học - kĩ thuật. Nhằm khẳng định bản thân và có thể đóng góp được nhiều nhất trong sự phát triển của chính quốc gia nói riêng và các quốc gia thành viên cũng như tổ chức ASEAN nói riêng. Trên đây là những thông tin về tổ chức ASEAN là gì? Việt Nam khi trở thành quốc gia thành viên của tổ chức. Những thông tin trên sẽ giúp bạn phần nào công việc trong những doanh nghiệp thuộc khối ASEAN.
Coi thêm tại: ASEAN là gì? Những thông tin về Việt Nam thành viên của ASEAN
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét