Tìm hiểu đối tác công tư là gì? Các hình thức đối tác công tư

Tìm hiểu đối tác công tư là gì? Các hình thức đối tác công tư

1. Khái niệm đối tác công tư là gì? Đối tác công tư là gì?   Đối tác công tư (PPP - Public and Private Partner) là một thuật ngữ quen thuộc để chỉ sự gắn bó, hợp tác mang tính lâu dài giữa hai hoặc nhiều lĩnh vực: nhà nước (công) và tư nhân (tư).  Hiện nay, PPP đã trở thành một xu hướng phổ biến trên toàn cầu. Các chính phủ, ban, ngành lãnh đạo đất nước cực kỳ tích cực trong việc áp dụng PPP để phát triển nền kinh tế đất nước. Đây là một mối quan hệ có lợi cho hai bên, song, không phải là không ẩn chứa những rủi ro có thể ập đến. Nếu như các công ty tư nhân đều coi PPP là một dự án, một hoạt động cụ thể, một hình thức phân phối dự án thì nhà nước lại coi PPP như một tuyên bố về các chính sách của chính phủ, là phương tiện hữu ích để giúp chính quyền tiến đến gần hơn mục tiêu của họ. 2. Thế nào là dự án đối tác công tư? Dự án đối tác công tư là các dự án liên quan đến các vấn đề đầu tư xây dựng, thay đổi và cải tạo kết cấu hạ tầng, quản lý và kinh doanh các công trình quan trọng. Hay nói cách khác, nhà nước sẽ chủ động chuyển giao quyền hạn quản lý công trình, nghĩa vụ, công việc, trách nhiệm cho nhà đầu tư (cá nhân, công ty) trúng gói thầu với mức độ tương ứng. Các quyền lợi và trách nhiệm được chuyển giao còn phụ thuộc vào quy mô của dự án và các chi phí (máy móc, thiết bị) để xây dựng công trình đó. Thế nào là dự án đối tác công tư?   Về nguồn vốn đầu tư hoặc xây dựng kết cấu hạ tầng, phía đầu tư sẽ chịu trách nhiệm chính, nhà nước có thể tham gia góp vốn cùng nhưng không quá 30%, đa phần là như vậy. Về các điều kiện và tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ, nhà nước sẽ thực hiện công việc này. Có thể nói, bản chất của đối tác công tư là phát huy sức mạnh của nhà nước và tạo điều kiện phát triển cho các công ty, doanh nghiệp tư nhân. Tất cả đều hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh và thể hiện sự gắn bó giữa người dân và các cấp chính quyền. 3. Các hình thức đối tác công tư bao gồm những gì? Đối với hình thức đối tác công tư, chúng ta có thể chia ra 7 loại hình thức thường xuyên bắt gặp. - Hợp đồng BOT  Hợp đồng BOT có 3 hoạt động chính: Xây dựng, Kinh doanh và Chuyển giao. Khi hợp đồng được ký kết, cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước đều tham gia công việc xây dựng, cải tạo, hoàn thiện công trình hạ tầng.  Khi dự án kết thúc, nhà đầu tư sẽ được dùng công trình đó vào mục đích kinh doanh theo đúng tiêu chuẩn của pháp luật. Nhưng tất nhiên, quá trình kinh doanh này chỉ diễn ra trong thời gian có hạn. Khi thời hạn được ghi trên hợp đồng hết hiệu lực, nhà đầu tư phải chủ động bàn giao công trình này cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các hình thức đối tác công tư   - Hợp đồng BTO BTO diễn ra ngược lại với BOT. Đó là: Xây dựng, Chuyển giao và Kinh doanh. Sau khi xây dựng xong công trình, thay vì đưa vào kinh doanh ngay như BOT, các nhà đầu tư sẽ bàn giao lại công trình cho nhà nước và tiến hành công việc kinh doanh thông qua đó. Đến một thời hạn nhất định đã được ký kết trên hợp đồng, nhà đầu tư sẽ hết quyền lợi và công trình ấy thuộc về quyền sở hữu của nhà nước. - Hợp đồng BT BT được rút ngắn lại còn 2 hoạt động chính: Xây dựng và chuyển giao. Khi dự án được triển khai thành công, công trình sẽ được bàn giao ngay cho bên nhà nước. Tuy không được sở hữu quyền kinh doanh, nhưng bù vào đó, các nhà đầu tư sẽ nhận được khoản trả công là các mẫu đất, khu làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng để thực hiện các dự án khác trong những lần tiếp theo. - Hợp đồng BOO Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh tức là nhà đầu tư đã bàn bạc với bên cơ quan nhà nước và nhận được sự đồng ý để triển khai nhanh quá trình xây dựng công trình. Khác với những hợp đồng vừa rồi, BOO cho phép các nhà đầu tư sở hữu và kinh doanh công trình đó mà không cần bàn giao lại cho nhà nước. Hợp đồng Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh   - Hợp đồng BTL Sau khi các nhà đầu tư hoàn tất quá trình xây dựng, thi công dự án, công trình, nhà đầu tư sẽ chuyển giao lại dự án đó cho nhà nước. Về phía nhà nước, sau khi được chuyển giao dự án, họ sẽ đưa dự án này phục vụ cho công tác thuê dịch vụ và thanh toán các khoản hợp đồng cho bên tư nhân. - Hợp đồng BLT BLT ngược lại với BTL, bao gồm những hoạt động: Xây dựng, Thuê dịch vụ và Chuyển giao. Khi xây dựng xong công trình, nhà nước sẽ chịu trách nhiệm thuê dịch vụ công trình dự án, đồng thời thanh toán cho nhà đầu tư. Hết thời hạn được quy định ghi trên hợp đồng, các tư nhân sẽ không còn nghĩa vụ với công trình đó nữa và phải chuyển giao lại công trình cho bên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. - Hợp đồng O&M Khác với tất cả những hợp đồng trên, hợp đồng O&M không có hoạt động chuyển giao cho nhà nước hay thuê dịch vụ. Theo đó, hợp đồng O&M là kết quả của cuộc thỏa thuận giữa tư nhân với nhà nước về vấn đề cho phép tư nhân chịu trách nhiệm quản lý và kinh doanh một phần hoặc bộ các công trình đã được thi công, xây dựng hoặc cải tạo. Hợp đồng O&M không có hoạt động chuyển giao cho nhà nước hay thuê dịch vụ   Bên cạnh 7 loại hình thức đối tác công tư vừa được liệt kê ở trên, chúng ta vẫn còn hợp đồng hỗn hợp, một loại hợp đồng nữa mà ít người quan tâm. Hợp đồng hỗn hợp, đúng như tên gọi của nó, là sự kết hợp của cả 7 loại hợp đồng trên và hoạt động này hoàn toàn minh bạch, tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Như vậy, chúng ta đã vừa tìm hiểu xong đối tác công tư là gì và các hình thức đối tác công ty thường xuyên bắt gặp. Hy vọng những kiến thức mà vieclam24h.net.vn vừa chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn một phần nào đó trong công việc và cuộc sống. Đừng quên thường xuyên ghé thăm trang web này để đón đọc những bài viết bổ ích và thú vị tương tự như vậy nhé.

Tham khảo bài nguyên mẫu tại đây: Tìm hiểu đối tác công tư là gì? Các hình thức đối tác công tư

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur