Đại sứ thương hiệu là gì và tầm quan trọng của nó với mỗi doanh nghiệp

Đại sứ thương hiệu là gì và tầm quan trọng của nó với mỗi doanh nghiệp

1. Trước tiên ta đi tìm hiểu “đại sứ thương hiệu là gì?” Dưới góc độ đơn giản nhất ta có thể hiểu đại sứ thương hiệu là một hoặc nhóm người được một tổ chức hoặc công ty hợp tác để đại diện cho sản phẩm của họ theo hướng tích cực để qua đó đưa thương hiệu đến gần hơn với khách hàng, giúp tăng nhận thức về thương hiệu và bán hàng. Đại sứ thương hiệu là sự thể hiện bản sắc của công ty về ngoại hình, thái độ, giá trị và đạo đức, đưa hình ảnh tốt đẹp của họ ra công chúng. Trong thời kỳ hiện nay, đại sứ thương hiệu đã trở nên vô cùng phổ biến và đây cùng là một phần quan trọng trong chiến lược xây dựng thương hiệu của một doanh nghiệp. Đại sứ thương hiệu là gì? Gương mặt đại sứ thương hiệu là để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ nên các công ty đều lựa chọn kỹ càng, họ là những người có ảnh hưởng tích cực đến công chúng, họ hoạt động cộng đồng nổi bật và có hướng đi phù hợp với thương hiệu. Để tạo được sự khác biệt, chuyên nghiệp của mình với các thương hiệu khác để tiếp cận thêm nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp thường hợp tác với các nghệ sĩ, ngôi sao nổi bật trong làng giải trí làm đại sứ thương hiệu để quảng bá sản phẩm cho mình. Gương mặt của ngôi sao đấy gắn liền xuyên suốt với hình ảnh sản phẩm giúp công chúng luôn nhớ tới nhãn hàng. 2. Một đại sứ thương hiệu có những đặc điểm gì? Đại sứ thương hiệu là người trực tiếp đưa lượng khách hàng tiềm năng về cho doanh nghiệp nên nó có tính quyết định đến doanh thu rất cao. Và vì lý do đó nên việc chọn một gương mặt để gửi vàng được doanh nghiệp rất quan tâm. Cơ bản thì họ sẽ có những đặc điểm giống nhau. 2.1. Mức độ nổi tiếng trong lĩnh vực mà họ hoạt động Thông thường nhà quản lý thương hiệu đều chọn một người nổi tiếng trong thị trường mà họ nhắm đến, người đó có lượng người hâm mộ cao, ổn định để khi idol của họ tác động thì họ sẽ theo sau. Người đại sứ này phải có một nền tảng hoạt động lâu dài để có thể kéo khách hàng mới và mở rộng phạm vi phân phối của thương hiệu. Ví dụ với đối tượng khách hàng là các bà mẹ nội trợ, Ariel chọn ca sĩ Mỹ Linh làm gương mặt đại diện. Nó sẽ phù hợp với độ tuổi của khách hàng vì ca sĩ Mỹ Linh hoạt động lĩnh vực giải trí với phần lớn khán giả là những người trung tuổi, có gia đình. Hay Thương hiệu thời trang thiết kế VanAnhScarlet chọn người mẫu, diễn viên, fashionistaChâu Bùi làm gương mặt đại diện. Vì họ hiểu với mảng thời trang cho giới trẻ hiện tại Châu Bùi là gương mặt được săn đón nhiều nhất, đánh đúng vào đối tượng khách hàng tiềm năng. 2.2. Đam mê với lĩnh vực họ hoạt động Đó là niềm đam mê của nghệ sĩ và những nhiệt huyết, cố gắng không ngừng nghỉ để thay đổi kết quả và đạt được mục tiêu mà mình muốn. Đại sứ được chọn sẽ là người có đam mê trong lĩnh vực mà mình hoạt động và thể hiện cùng một niềm đam mê trong khi làm Đại sứ thương hiệu cho công ty. Vị đại sứ đấy sẽ giúp thương hiệu được tiếp cận đến đối tượng khách hàng tiềm năng và khách hàng chưa tiềm năng để biến họ thành khách hàng tiềm năng của mình. Thường thì các bạn nữ đều “sợ” mì tôm vì sợ ăn vào sẽ nóng, sẽ bị nổi mụn nhưng thương hiệu mì Omachi đã đánh đúng tâm lý này khi chọn Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2015 - Phạm Hương làm gương mặt đại diện cho mì ăn liền của mình. Cô hoa hậu này đã có những năm tháng nỗ lực để cải thiện ngoại hình để được như ngày hôm nay nên người ta sẽ càng trân trọng những gì mà cô giới thiệu. Thương hiệu này đã thành công khi phần nào xóa bỏ được rào cản tâm lý này để biến các cô gái trẻ thành đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. 2.3. Đại sứ thương hiệu phải là người có trách nhiệm cao Việc quyết định trở thành đại sứ cho bất kỳ thương hiệu nào mang theo rất nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm ví dụ: trải nghiệm đến nhiều nơi để giới thiệu về sản phẩm, là gương mặt đại diện tại các sự kiện và triển lãm do thương hiệu này tổ chức hay sáng lập, họ phải thực hiện các sản phẩm truyền thông như quay quảng cáo cho truyền hình hay xuất hiện trên các mặt báo, Đặc biệt đại sứ phải có mặt tại các hoạt động PR để mở rộng đối tượng khách hàng, quan trọng nhất là trước và trong thời gian làm đại sứ họ phải luôn giữ cho mình một hình ảnh tích cực, sạch scandal và quan trọng là họ luôn tạo dựng được niềm tin nơi khán giả... Do đó, yếu tố chuyên nghiệp giữ tầm quan trọng tối đa để doanh nghiệp chọn người đó trở thành Đại sứ thương hiệu. Nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà từng là đại sứ thương hiệu của Yamaha. Cô có mặt khắp mọi miền của tổ quốc - nơi mà thương hiệu này tổ chức chương trình tri ân…. và cũng trong khoảng thời gian này cô ấy luôn giữ hình ảnh tích cực trong mắt công chúng. Rõ ràng trước đó cô ấy như thế nào nhưng khi đã là gương mặt đại diện thì cô ấy đã cho thấy sự chuyên nghiệp của mình. 2.4. Đại sứ là người có sức ảnh hưởng tích cực trên mạng xã hội Trong thời đại của công nghệ 4.0 nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự đầu tư để quảng bá trên truyền thông đại chúng. Ở thời điểm này không ai thích đọc báo giấy để xem quảng cáo các sản phẩm, không ai có nhiều thời gian để nghe loa phát thanh giới thiệu….. điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp phải tìm cách thay đổi, hiện đại hóa sản phẩm của mình lên để tiếp cận đến công chúng. Thời thế thay đổi, xu hướng toàn cầu phát triển và họ cũng phải cuốn theo nếu muốn đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với khách hàng. Và cũng vì lý do đó nên doanh nghiệp khi chọn đại sứ thương hiệu cũng thường để ý xem đó có phải là người có sức ảnh hưởng trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok, Twitter…. Họ phải là một trong những người có lượng người theo dõi cao nhất, những bài viết, sản phẩm của họ có sức lan tỏa trong cộng đồng. Những lời họ nói ra đều có sức nặng và đều có sự tin cậy cao đối với khán giả. Và khi đó việc họ giới thiệu một thương hiệu hay công bố là gương mặt đại sứ thì mối quan tâm của người hâm mộ đến sản phẩm đấy là lớn hơn. Ở Việt Nam để nói đến người có lượng tương tác cao trên các trang mạng xã hội ta sẽ nghĩ ngay đến Sơn Tùng MTP. Chàng ca sĩ này sở hữu hơn một triệu người theo dõi trên Facebook, Instagram và kênh Youtube hơn một triệu người đăng ký. Những bài viết, sản phẩm của anh ấy đều có sức lan tỏa với cộng đồng bằng chứng là sản phẩm nào phát hành cũng đều tạo viral. Một người trẻ có tài, có tầm ảnh hưởng lớn đối với công chúng thì tất nhiên thương hiệu nào cũng đều muốn anh là đại sứ vì đó là cách tiếp cận nhanh chóng đến khách hàng. Ta từng nhớ cơn sốt của Oppo khi Sơn Tùng giới thiệu sản phẩm và sau đó chính anh cũng dùng Oppo  và sau đó người hâm mộ của anh cũng đều đổi sang dùng Oppo, vậy trường hợp này thương hiệu Oppo đã sáng suốt trong việc chọn gương mặt trở thành đại sứ thương hiệu. 3. Đại sứ thương hiệu có phân loại cụ thể như thế nào? 3.1. Đại sứ là người nổi tiếng Việc một doanh nghiệp ký hợp đồng với một, một nhóm người nổi tiếng để trở thành gương mặt thương hiệu cho mình cho ta thấy rõ mục tiêu của họ là đánh vào trực tuyến và nó càng trở nên phổ biến trong thời đại 4.0 này. Đưa đặc điểm và tính tối ưu của thương hiệu đến gần hơn với khán giả thông qua hình ảnh người nổi tiếng gắn liền với thương hiệu đó. Ví dụ: Hoa hậu H'hen Niê đã tích cực quảng bá cho Phở Vifon bằng cách xuất hiện trong các chiến dịch in và ngoài trời của thương hiệu này. 3.2. Đại sứ thiện chí Người đại sứ này phải gắn bó lâu dài với thương hiệu vì họ cần phải thực hiện các dự án cộng đồng, xã hội để qua đó thúc đẩy sự tài trợ, quyên góp, đưa hình ảnh của thương hiệu đi xa và lâu bền hơn. Nên họ cần phải gắn bó với thương hiệu và có khi phải đầu tư cho sự nghiệp này ở cấp độ cá nhân. Một đại sứ thiện chí mà nhiều người ngưỡng mộ là hoa hậu H'hen Niê, cô là người luôn trăn trở để đưa cà phê của quê hương mình phát triển hơn nên cô luôn tổ chức, tham gia các hoạt động để quảng bá cho cà phê của quê hương mình. Ta có thể nhận thấy sự đầu tư nghiêm túc, bền bỉ của cô hoa hậu này. Năm 2019 cô là đại sứ truyền thông của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột. 4. Tầm quan trọng của đại sứ thương hiệu với doanh nghiệp 4.1. Gắn kết con người lại với nhau Một thực tế cho thấy rằng con người ta rất trân trọng tình cảm với nhau và khi một người đủ tin tưởng giới thiệu một sản phẩm cho mình thì chắc chắn sẽ phải cân nhắc và mua hàng. Với một đại sứ thương hiệu, khi họ nắm được sự liên quan giữa con người với thương hiệu thì họ sẽ là người làm tốt công việc kết nối. Và công chúng sẽ mua sản phẩm và dịch vụ vì sự tin tưởng và ủng hộ đại sứ. 4.2. Tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng mới, môi trường mới Mỗi người nổi tiếng đều có một lượng khán giả trung thành, họ luôn ủng hộ nghệ sĩ của mình và có thể trước đó họ chưa quan tâm đến sản phẩm này nhưng nhờ đại sứ là người họ hâm mộ nên họ cũng có thể sẽ là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Giúp doanh nghiệp mở rộng nguồn khách hàng, mở rộng môi trường quảng bá sản phẩm. 4.3. Tạo niềm tin với thương hiệu Việc đại sứ là người họ hâm mộ, họ luôn tin tưởng thì vô tình nó cũng sẽ có quan hệ bắc cầu và người hâm mộ cũng tin tưởng thêm cả thương hiệu có người đại sứ thương hiệu là idol của họ. Đại sứ thương hiệu (Brand Ambassador) là người giúp doanh nghiệp đó  trở nên khác biệt, đưa đến công chúng những hình ảnh tích cực, tiếp cận đến công chúng được nhiều hơn và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về đại sứ thương hiệu là gì.

Coi thêm tại: Đại sứ thương hiệu là gì và tầm quan trọng của nó với mỗi doanh nghiệp

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur