2 nguyên nhân chính khiến nhà tuyển dụng không hồi âm sau cuộc phỏng vấn

2 nguyên nhân chính khiến nhà tuyển dụng không hồi âm sau cuộc phỏng vấn

1. Nguyên nhân do bên phía nhà tuyển dụng 1.1. Bên phía nhà tuyển dụng vẫn đang tiếp tục công việc phỏng vấn Ở  các công ty lớn cần tuyển dụng nhiều vị trí. Thời gian sàng lọc hồ sơ, phỏng vấn ứng viên có thể diễn ra lâu hơn bình thường. Bởi vì họ đang có quá nhiều hồ sơ và cuộc phỏng vấn vẫn đang được tiếp tục diễn ra. Họ chưa có lựa chọn, chưa đưa ra quyết định đối với các ứng viên đã phỏng vấn trước đó. Nếu như bạn đang ứng tuyển cho một vị trí béo bở tại công ty, có khi hồ sơ của bạn đang xếp dưới một chồng đầy dẫy hồ sơ đang được kiểm duyệt thì sao. Nhà tuyển dụng vẫn đang tiếp tục công việc phỏng vấn Lời khuyên cho trường hợp này là bạn nên xem lại tin tuyển dụng, thời gian nhận hồ sơ công ty cập nhật. Hầu hết các trang tuyển dụng đều có phần ghi chú hạn nộp hồ sơ, bạn có thể căn cứ vào đó đánh giá tình hình tuyển dụng của nhà tuyển dụng bạn đang quan tâm rằng họ đã tuyển dụng xong vị trí đó hay chưa. Nếu hạn nộp hồ sơ vẫn còn thì bạn vẫn còn hi vọng, cố gắng đợi thêm. Hoặc nếu không có thể tự tạo thêm cho bản thân cơ hội, kế hoạch B, C... Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên đợi 1-2 tuần sau buổi phỏng vấn diễn ra. Thường công việc tuyển dụng của các công ty sẽ diễn ra trong vòng 3-4 tuần, sau khi nhân sự báo nghỉ, họ sẽ kết thúc công việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới trong vòng nhiều nhất 1 tháng. 1.2. Công ty huỷ kế hoạch tuyển dụng Công ty huỷ kế hoạch tuyển dụng nhân sự. Hơi hy hữu nhưng không phải là không có. Công ty hủy kế hoạch tuyển dụng  Năm nay các công ty làm ăn hơi khó khăn khi thế giới đang chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh Covid-19. Rất nhiều công ty phá sản, cắt giảm nhân sự. Mặc dù trước đó, công ty đã có kế hoạch tuyển dụng một vài vị trí. Nhưng cuối cùng đã huỷ ngang vì không thể mở rộng thêm quy mô. Họ không còn nhu cầu tuyển dụng, vậy nên những ứng viên trước đó đã phỏng vấn có thể sẽ được xếp vào dự bị cho những lần phỏng vấn sau. 1.3. Người phụ trách tuyển dụng quá bận Người phụ trách tuyển dụng quá bận Bạn có đoán được một ngày người làm HR sẽ phải đọc bao nhiêu CV, lọc bao nhiêu ứng viên, gọi điện thoại hẹn phỏng vấn, chăm sóc ứng viên tiềm năng không? Vì khối lượng công việc nhiều thế nên việc bạn bị HR "quên" rất dễ hiểu nếu bạn không thực sự gây ấn tượng với họ. 1.4. Do văn hoá công ty: không muốn gửi thư từ chối Thực sự mình thấy rất nhiều, và hầu hết các công ty mình đã làm qua đều có văn hoá này. Do văn hoá công ty: không muốn gửi thư từ chối Sẽ quá tàn nhẫn nếu bạn đang cực kỳ mong chờ Email phản hồi của nhà tuyển dụng. Rồi một ngày nào đó bạn thấy điện thoại "ting" thông báo có Email, địa chỉ Email là của công ty bạn đang mong chờ. Bạn rất hí hửng mở ra và thấy đập vào mắt mình lại là câu xin lỗi. Bạn không đỗ phỏng vấn. Lúc này còn buồn hơn, thà không có mail còn hơn. Nếu gửi một Email từ chối ứng viên, HR sẽ mất thêm thời gian, và nếu là cuộc phỏng vấn lớn hàng trăm ứng viên thì sao. Hàng trăm email từ chối sẽ phải gửi đi. Thậm chí, HR còn phải tiếp tục trả lời các câu hỏi của ứng viên, thắc mắc tại sao mình không được nhận sau buổi phỏng vấn rất thuận lợi đó... Việc duy trì hội thoại với các ứng viên đã bị loại khiến HR có thể bận rộn hơn, công ty cũng sẽ không yêu cầu việc gửi mail từ chối. 2. Nguyên nhân do ứng viên 2.1. Bạn bị loại Bạn bị loại Sau buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ tiến hành đánh giá sự phù hợp,tiềm năng ứng viên cho vị trí họ yêu cầu để đưa ra quyết định tuyển đúng người. Và bạn không phải người đó. Bạn không phù hợp. Có rất nhiều nguyên nhân: có thể do kinh nghiệm làm việc thiếu hay kỹ năng làm việc, cũng có thể là do vị trí địa lý chẳng hạn. Vị trí của bạn không thuận lợi, quá xa, bất tiện cho quá trình làm việc. Hoặc do mức lương bạn đưa ra không phù hợp với họ ...... Đừng quá lo lắng," thua keo này ta bày keo khác" bạn có thể tìm một công việc phù hợp với mình hơn, cách cửa này đóng cánh cửa khác sẽ mở ra. Biết đâu bạn sẽ tìm được một công ty phù hợp và gắn bó với nó cả đời thì sao. Dù sao, công việc gắn bó với mình một ngày 8h thì bạn cũng nên lựa chọn kỹ càng vừa thỏa mãn nhu cầu vật chất và cũng nên không quá gò bó tinh thần được. Việc của bạn bây giờ là phải nâng cấp bản thân. 2.2. Bạn để sai thông tin liên lạc Thật đau lòng nếu bạn sai lỗi này mà để mất đi một công việc tốt. Bạn cần phải kiểm tra kỹ các thông tin liên hệ trước khi "enter". Nếu phát hiện ra lỗi sai, phải chỉnh sửa ngay lập tức để tránh trường hợp người tuyển dụng không thể liên lạc lại với bạn khi cần. 3. Nên làm gì khi nhà tuyển dụng không hồi âm sau khi phỏng vấn Có rất nhiều nguyên nhân làm cho nhà tuyển dụng không hồi âm cho bạn, nếu rơi vào trường hợp đó bạn sẽ làm gì? 3.1. Chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng Chủ động liên hệ với nhà tuyển dụng Bạn có thể viết một thư cảm ơn sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Điều này vừa giúp bạn không bị nhà tuyển dụng quên lãng, vừa xác định lại các thông tin liên hệ của bạn không thể nào sai được. Tuy nhiên nếu sau khi đợi quá lâu mà vẫn chưa nhận được hồi âm của nhà tuyển dụng, bạn nên xem xét lại tin tuyển dụng của họ, thời gian tuyển dụng của họ. Nếu còn hạn bạn nên đợi, hoặc nếu không bạn nên liên hệ với họ trước để hỏi về kết quả phòng trường hợp Hr quên bạn. Nhưng cũng đừng hỏi quá nhiều, bạn nên hỏi một cách khéo léo tránh bị hớ. Nếu quá vô tư hỏi kết quả nhà tuyển dụng sẽ biết được bạn đang rất cần việc và làm khó bạn trong chế độ lương thưởng, phúc lợi. Nếu Hr quên bạn thì bạn nhắc lại rằng bạn chưa nhận được mail. Còn nếu bạn không được chọn thì bạn biết vì sao mình không nhận được hồi âm rồi đó. 3.2. Xem xét lại buổi phỏng vấn của mình Bạn nên xem xét lại những câu hỏi của nhà tuyển dụng và nhân xét xem câu trả lời của mình đã đầy đủ, gãy gọn và phù hợp chưa. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho chính mình cho các buổi phỏng vấn sau. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn kỹ hơn. Nếu là do trình độ, kinh nghiệm làm việc của bạn còn ít hay hạn chế. Bạn nên tìm một công việc có yêu cầu thấp hơn. Không nên chỉ quan tâm đến mỗi phúc lợi lương thưởng cao mà ứng tuyển vào vị trí không phù hợp với khả năng. Xem xét lại buổi phỏng vấn của mình   Ngược lại, bạn là người có kinh nghiệm, trình độ làm việc  dĩ nhiên bạn có quyền đưa ra mức lương, phúc lợi mình mong muốn. Nếu thật sự nhìn thấy khả năng của bạn thì hiếm khi nhà tuyển dụng bỏ qua bạn, thường thì họ sẽ có bước thỏa thuận lại về lương thưởng, phúc lợi cho hợp lý, phù hợp với cả họ và bạn. Cũng có rất nhiều trường hợp có kinh nghiệm, có năng lực làm việc nhưng hơi thiếu kỹ năng  trong quá trình phỏng vấn. Vì vậy, bạn nên đầu tư nhiều hơn cho việc chăm chút CV, tìm hiểu các kỹ năng trả lời phỏng vấn trên mạng hay từ những người có kinh nghiệm. 3.3. Nộp CV tìm kiếm công việc mới Bạn nên chọn một số trang website tìm kiếm việc làm uy tín. Các trang website có lượng truy cập của cả ứng viên và nhà tuyển dụng nhiều, khả năng bạn tìm được công việc phù hợp cũng cao hơn. Các website uy tín thì phía nhà tuyển dụng cũng sẽ được đảm bảo phần nào, bạn không lo mình bị lừa đảo hay có những cuộc phỏng vấn dư thừa, tốn thời gian công sức của bạn. Nhưng cũng đừng gửi đi quá nhiều CV, bạn nên gửi cho những công việc, những công ty thực sự phù hợp với khả năng bản thân, sau đó đầu tư thật nhiều vào việc trả lời phỏng vấn. Nếu bạn gửi quá nhiều CV, và gửi cho cả những công việc không phù hợp thì cả ngày bạn sẽ bị rất nhiều bên liên tục gọi điện hỏi thăm, hẹn phỏng vấn thậm chí ngay cả các mô hình đa cấp hay công ty lừa đảo gọi điện quấy rầy bạn. Đừng lo lắng khi thời gian tìm được công việc phù hợp của mình quá lâu, nếu bạn tặc lưỡi  tìm một công việc gì đó tạm bợ thì khả năng cao là chỉ sau 1-2 tháng bạn lại rơi vào tình trạng chán nản công việc, lại bắt đầu đi tìm công việc mới. Rồi nghĩ đến sắp hết năm rồi chưa có việc, thấy chán nản buồn rầu. không ngừng nâng cao trình độ bản thân Việc của bạn là không ngừng nâng cao trình độ bản thân, nếu thật sự yêu thích một công việc mà chưa được nhận do thiếu kinh nghiệm hay khả năng thì bạn nên bỏ ra ít nhất là tiền bạc, có thể là đi học một khóa học nâng cấp trình độ, hay có thể chấp nhận mức lương thấp của một công ty lớn vào học việc, làm thực tập sinh. Đủ năng lực, kinh nghiệm để có thể tự tin hơn  xin việc chính thức thì cũng không có gì phải ngại. Hiện nay, rất nhiều sinh viên ra trường đều đi làm trái với ngành học. Có nhiều nguyên nhân, trong đó phần đa là do áp lực kinh tế, tìm việc đúng với chuyên ngành quá lâu, mà chưa có kinh nghiệm, mức lương thường rất thấp, không đủ trang trải. Lại thêm dịch bệnh bùng phát, kinh tế khó khăn, tìm được việc ưng ý chẳng dễ dàng. Nói tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho nhà tuyển dụng không hồi âm lại cho ứng viên sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Bạn cũng không cần phải quá lo lắng về việc này, trong cuộc đời ít nhất phải có một lần được cho “ăn bơ” thì mới thấy được, hiểu rõ được giá trị của mình đang ở mức độ nào. Việc của bạn không phải là buồn rầu hay tiếc nuối, mà là không ngừng nâng cao trình độ, nâng cao giá trị của bản thân mình.  

Đọc nguyên bài viết tại: 2 nguyên nhân chính khiến nhà tuyển dụng không hồi âm sau cuộc phỏng vấn

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur