Cách viết CV Trợ giảng Tiếng Anh để nhà tuyển dụng “ưu ái”

Cách viết CV Trợ giảng Tiếng Anh để nhà tuyển dụng “ưu ái”

1. “Bỏ túi” cách viết CV Trợ giảng Tiếng Anh ấn tượng “Bỏ túi” cách viết CV Trợ giảng Tiếng Anh ấn tượng Để tạo nên dấu ấn chuyên nghiệp ngay trên bản CV ứng tuyển các Trung tâm Tiếng Anh của bạn, bạn phải có một sự chuẩn bị cẩn thận và nghiêm túc. Về cơ bản, bạn cần nắm chắc được cách viết những nội dung trong CV như sau: 1.1. Personal details – Trình bày thông tin cơ bản về bản thân Mục này không có điều gì phức tạp nên bạn chỉ cần cung cấp thông tin cá nhân cơ bản của mình thôi nhé, bao gồm: - Họ tên - Ngày tháng năm sinh - Thông tin liên hệ: Mục này bạn nên điền cả số điện thoại và email liên lạc để nhà tuyển dụng dễ dàng thông báo cho bạn về các thông tin trong quá trình tuyển dụng. - Địa chỉ: Phần này bạn không cần ghi quá chi tiết số nhà cụ thể, chỉ cần cung cấp tên Đường, Quận, Thành phố mình đang sống là đủ. - Ảnh: Bạn nên cung cấp 1 bức ảnh rõ mặt của mình để nhà tuyển dụng có thể nhớ mặt bạn trong số rất nhiều hồ sơ xin việc khác gửi về cùng vị trí Trợ giảng tiếng Anh. “Bỏ túi” cách viết CV Trợ giảng Tiếng Anh ấn tượng 1.2. Career objectives – Bạn mong muốn đạt được mục tiêu gì trong nghề Trợ giảng Tiếng Anh? Ở phần này bạn cần ghi ngắn gọn, chính xác và càng cụ thể càng tốt mục tiêu mà bạn đang hướng đến khi xin việc ở vị trí Trợ giảng Tiếng Anh ở trung tâm/trường học. Nhà tuyển dụng luôn rất quan tâm đến thông tin này, họ muốn thấy được định hướng công việc hiện tại và sắp tới của bạn sau đó đánh giá xem vị trí công việc có thực sự nằm trong định hướng nghề nghiệp của bạn hay không. Chẳng hạn như mục tiêu nghề nghiệp của bạn là: trở thành Trợ giảng Tiếng Anh của trung tâm.... 1.3. Education and qualifications – Mô tả trình độ học vấn của bạn trong Tiếng Anh Ngoài trình độ học vấn chính quy như phổ thông, đại học...bạn cần nêu rõ trong CV của mình trình độ học vấn ở Tiếng Anh của bạn đến đâu. Education and qualifications – Mô tả trình độ học vấn của bạn trong Tiếng Anh Đối với những công việc liên quan và sử dụng tiếng Anh thì việc chứng minh trình độ học vấn của mình trong ngoại ngữ này là việc không thể bỏ sót. Có thể bạn chưa giỏi những kỹ năng chuyên môn khác nhưng trình độ tiếng Anh là điều kiện cần đầu tiên để ứng tuyển. Nhà tuyển dụng cần bước đầu nhìn thấy bạn có khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ này để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc mà công ty đang cần. Chính vì vậy, trong CV Trợ giảng Tiếng Anh, bạn hãy thể hiện cho họ thấy trình độ của mình bằng cách cung cấp các thông tin về chứng chỉ, bằng cấp được công nhận rộng rãi như TOEIC, IELTS....tùy theo yêu cầu tuyển dụng nhé. Đây sẽ là một ưu thế cực lớn giúp bạn nổi bật và có nhiều cơ hội hơn trong hàng loạt hồ sơ xin việc gửi về Trung tâm đấy. 1.4. Work Experience – Bạn có kinh nghiệm công việc gì? Ngoài kiến thức về ngoại ngữ là tiếng Anh, nhà tuyển dụng cũng cực kỳ coi trọng khả năng làm việc trong môi trường doanh nghiệp cũng như trong nghề liên quan đến giáo dục tiếng Anh của bạn. Nếu bạn đã có kinh nghiệm trong việc làm Trợ giảng ngoại ngữ này, tất nhiên là rất đáng mừng rồi, bạn hãy ghi thật chính xác và cụ thể các kinh nghiệm của bạn liên quan đến vị trí này nhé. Còn nếu bạn chưa có kinh nghiệm thì cũng không phải là vấn đề quá lớn, vị trí Trợ giảng Tiếng Anh ở các trung tâm thường có rất nhiều nơi tuyển dụng những sinh viên vừa mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm thực chiến. Work Experience – Bạn có kinh nghiệm công việc gì? Nếu không tạo ấn tượng được với nhà tuyển dụng ở mục này, hãy thể hiện để ghi điểm với họ ở các mục khác như trình độ tiếng Anh của bạn hay những kỹ năng mà bạn có để nhà tuyển dụng có thể xem xét thêm tiềm năng làm việc trong tương lai của bạn ở vị trí này hoặc có thể xem xét để bạn thử việc, làm cộng tác viên... 1.5. Interests and achievements – Sở thích và hoạt động ngoại khóa có sử dụng tiếng Anh Có phải là bạn đang phân vân không biết sở thích của mình thì có liên quan gì đến việc làm Trợ giảng Tiếng Anh đúng không? Vậy thì hãy để Vieclam24h.net.vn giải đáp thắc mắc cho bạn ngay bây giờ. Đây là mục mà bạn ghi chính xác những sở thích cá nhân, các hoạt động mà bạn đã tham gia nhưng phải có liên quan đến Tiếng Anh nhé. Chẳng hạn như sở thích đọc báo Tiếng Anh, xem phim Tiếng Anh không có phụ đề, hát Tiếng Anh...Các hoạt động như tham gia Câu lạc bộ giao tiếp Tiếng Anh, tham gia các cuộc thi tiếng Anh các cấp… Những hoạt động này không chỉ thể hiện rằng bạn là một người có niềm yêu thích, đam mê, có khả năng sử dụng tiếng Anh tốt mà còn cho nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về con người bạn: bạn có năng động không, có nghiêm túc trong khi làm việc không, có hòa đồng hay không... Hãy thể hiện tất cả những yếu tố trong CV cho nhà tuyển dụng thấy bạn có những sở thích và nét tính cách phù hợp với vị trí Trợ giảng Tiếng Anh. 1.6. Skills – Bạn sở hữu kĩ năng gì? Skills – Bạn sở hữu kĩ năng gì? Có thể trong cuộc sống, trong học hành bạn sở hữu nhiều kỹ năng tốt, nhưng trong CV Trợ giảng Tiếng Anh, bạn chỉ nên chú trọng thể hiện những kỹ năng thực sự phù hợp với nghề nghiệp bởi những kỹ năng ngoài lề là không cần thiết và không có ý nghĩa với việc bạn ứng tuyển vị trí này. Thông thường, các Trung tâm Tiếng Anh sẽ có những yêu cầu về một số kỹ năng nhất định nào đấy mà Trợ giảng phải có sao cho lúc làm việc đạt được hiệu quả cao nhất có thể, gợi ý bạn ghi những kỹ năng sau đây vào CV: - Kỹ năng quản lý và sắp xếp công việc: Công việc chính của Trợ giảng Tiếng Anh gồm có: xây dựng khung giảng dạy cho mỗi buổi học; hỗ trợ giáo viên điểm danh và theo dõi quản lý lớp; là cầu nối liên lạc về thông tin của lớp giữa giáo viên, học sinh và các phụ huynh...Do vậy bạn nên đưa vào CV đánh giá của cá nhân về kỹ năng này của bản thân một cách chính xác. - Kỹ năng giao tiếp: Thông thường, các Trung tâm sẽ tuyển Trợ giảng tiếng Anh để thực hiện việc hỗ trợ giáo viên người nước ngoài giảng dạy cũng như giúp đỡ học sinh trong việc tiếp thu bài giảng do người ngoại quốc dạy. Chính vì thế, kĩ năng giao tiếp là một kỹ năng tối quan trọng, kết nối người dạy và người học để buổi học hiệu quả hơn. Ngoài ra, các Trợ giảng tiếng Anh cũng thường được phân công luôn việc chăm sóc khách hàng. Các bạn ứng tuyển vị trí này nên đưa kỹ năng này vào CV để nhà tuyển dụng thấy được bạn có thể làm việc tốt với khách hàng cũng như linh hoạt, khéo léo xử lý các vấn đề phát sinh nếu có. - Kỹ năng làm việc nhóm: Đây là một kỹ năng nhà tuyển dụng đánh giá rất quan trọng. Trong quá trình thực hiện công việc Trợ giảng tiếng Anh trên lớp học, bạn sẽ vừa phải làm việc với giáo viên và học sinh.  Điều này đòi hỏi bạn phải có khả năng làm việc với cùng một lúc nhiều người, nhiều đối tượng khác nhau, nhiều độ tuổi khác nhau và bạn phải thực sự nắm được cách làm việc trong nhóm đông như thế để tăng sự thuận lợi và độ thú vị cho buổi học. Cho dù khả năng làm việc nhóm của bạn đến đâu thì khi xin việc Trợ giảng Tiếng Anh cũng cần thiết phải thể hiện mức độ kỹ năng này vào CV nhé. - Kỹ năng truyền đạt: Nhà tuyển dụng sẽ rất đánh giá cao CV của bạn nếu bạn có thể hiện kỹ năng truyền đạt của mình trên CV bởi là một Trợ giảng Tiếng Anh, bạn bắt buộc phải truyền đạt lại cho giáo viên nước ngoài những gì mà học sinh nói nhưng họ không hiểu, hoặc truyền đạt kế hoạch học tập và giảng dạy cho học sinh và phụ huynh được biết... - Khả năng tin học văn phòng: Trợ giảng thường xuyên phải làm việc trên máy tính và sử dụng các ứng dụng dành cho dân văn phòng, liên quan đến các công việc như chuẩn bị bài học, điểm danh,...Vậy nên đây cũng là một kỹ năng cần thiết bạn nên trình bày vào CV của mình để được thêm điểm cộng từ nhà tuyển dụng nhé. 2. Tải về mẫu CV nổi bật trên vieclam24h.net.vn Bạn bắt đầu đi tìm việc và không biết nên thiết kế một chiếc CV xin việc như thế nào để trông thật chuyên nghiệp? Bạn không biết lựa chọn mẫu CV nào phù hợp với công việc mà bạn đang mong muốn được làm? Hay đơn giản là bạn không biết trong CV cần có những nội dung gì? Tất cả những trăn trở của bạn sẽ được giải đáp ngay chỉ bằng 1 cú click chuột đến website vieclam24h.net.vn Tải về mẫu CV nổi bật trên vieclam24h.net.vn Website cung cấp số lượng lớn các mẫu CV trong nhiều ngành nghề khác nhau trong đó có CV Trợ giảng Tiếng Anh. Các mẫu CV đã được thiết kế theo những màu sắc, bố cục hiện đại, bắt mắt, chuyên nghiệp. Các mục nội dung được trình bày khoa học và đầy đủ để bạn có thể dễ dàng điền các thông tin của bản thân phù hợp với các yêu cầu tuyển dụng cho vị trí Trợ giảng Tiếng Anh. Các mẫu CV trên Vieclam24h.vn sẽ là một bước đệm giúp hồ sơ xin việc của bạn trông cuốn hút hơn, được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. 3. Những điều “cấm kỵ” khi viết CV Trợ giảng Tiếng Anh  3.1. Trình bày những nội dung không liên quan đến vị trí ứng tuyển Nhiều bạn chưa có kinh nghiệm viết CV Trợ giảng tiếng Anh hoặc không tìm hiểu cẩn thận trước khi viết CV thường có xu hướng ghi tất cả những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và trình độ học vấn không liên quan đến công việc ứng tuyển.  Điều này không những khiến CV của bạn bị “lạc đề” mà còn bị nhà tuyển dụng đánh giá không cao về khả năng chọn lọc thông tin và sắp xếp, trình bày, thể hiện thông tin của bạn. Bạn chỉ nên cho nhà tuyển dụng thấy những kiến thức và kĩ năng bạn có liên quan đến Tiếng Anh cũng như vị trí Trợ giảng thôi nhé. 3.2. CV chứa các lỗi sai chính tả Những điều “cấm kỵ” khi viết CV Trợ giảng Tiếng Anh Để một CV xin việc trông nghiêm túc và “xịn sò”, không có bất kỳ một lỗi chính tả nào được tồn tại, đặc biệt quan trọng khi bạn đang đi xin việc làm liên quan đến lĩnh vực Giáo dục là làm Trợ giảng Tiếng Anh. Nếu gõ sai chính tả dù chỉ là một chữ hay một dấu câu, nhà tuyển dụng sẽ có một cái nhìn không mấy thiện cảm đối với CV của bạn bởi các lỗi chính tả đem lại cho người đọc cảm giác khó chịu, không chuyên nghiệp.  Trong quá trình gõ chữ bạn phải đảm bảo gõ đúng chính tả, nếu không chắc chắn về cách viết của một từ bất kỳ, bạn có thể tìm kiếm cách viết từ đấy một cách chính xác nhất. Sau khi trình bày xong CV, một bước vô cùng quan trọng là kiểm tra, rà soát lại một lượt tất cả các con chữ, dấu câu được trình bày để xem có lỗi sai nào không và phải khắc phục ngay lập tức. 3.3. Trình bày không đi vào trọng tâm Nhiều người đi xin việc thường thích viết CV thật dài, trông thật hoành tráng. Do vậy họ thường viết quá dài dòng, lan man và không đánh vào trọng tâm của nội dung cần thể hiện. Điều này khiến nhà tuyển dụng  không hài lòng khi đọc CV của bạn bởi họ không biết được đâu là trọng tâm nội dung mà bạn đang trình bày, họ không nắm bắt được những lợi thế và kĩ năng mà bạn có. Vậy thì bạn trình bày quá nhiều nội dung không liên quan như thế cũng là vô nghĩa. Lỗi này cũng thường gặp ở mục Kinh nghiệm làm việc khi các ứng viên trình bày CV. Ở mục này, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những việc bạn đã làm xuất sắc, làm hiệu quả ở các công việc bạn từng làm để xem xét kinh nghiệm của bạn có phù hợp với vị trí tuyển dụng hay không. Vì vậy lúc trình bày, bạn chỉ nên thể hiện trong CV những việc bạn đã thực hiện tốt ở công việc cũ mà có tính năng hỗ trợ nhiều cho Trợ giảng tiếng Anh. 3.4. Mục tiêu nghề nghiệp không rõ ràng Mục tiêu nghề nghiệp trong rõ ràng trong CV trợ giảng tiếng Anh Khi viết CV Trợ giảng tiếng Anh, tuyệt đối không nên điền phần Mục tiêu nghề nghiệp một cách mơ hồ, chung chung bởi nhà tuyển dụng rất chú trọng đến nội dung này. Trước khi điền mục tiêu nghề nghiệp, bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm về công việc, Trung tâm cũng như các giá trị của bản thân để đặt ra cho mình một định hướng rõ ràng về việc làm sắp tới. Việc thể hiện sự nghiêm túc, quyết tâm bằng cách đặt một mục tiêu công việc cụ thể, thiết thực mới có thể gây ấn tượng sâu sắc để nhà tuyển dụng chú ý tới CV của mình. 3.5. Mẫu CV không thích hợp Chọn một mẫu CV không đúng với vị trí ứng tuyển là Trợ giảng Tiếng Anh khiến bộ phận tuyển dụng ở các Trung tâm sẽ không đánh giá cao CV của bạn bởi vì điều này thể hiện rằng bạn không có sự chuyên nghiệp, linh hoạt trong việc tạo CV phù hợp với ngành nghề.  Thông thường, mỗi ngành nghề sẽ có những mẫu CV riêng chứa các mục nội dung sao cho ứng viên có cơ hội thể hiện tốt nhất về bản thân cũng như đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng. Để tránh việc mắc phải lỗi sai trên, bạn nên truy cập vào trang web Vieclam24h.net.vn để tham khảo nhiều mẫu CV đa dạng, chuyên nghiệp và có cả nhiều mẫu CV Trợ giảng Tiếng Anh cho bạn lựa chọn. Một số lưu ý cần nằm lòng khi viết cv xin việc trợ giảng tiếng Anh  Hy vọng những chia sẻ trên về bí quyết viết CV Trợ giảng Tiếng Anh cũng như những sai lầm bạn không nên mắc phải sẽ giúp bạn cải thiện khả năng trình bày CV và hữu ích trong việc ứng tuyển của bạn.

Xem bài nguyên mẫu tại: Cách viết CV Trợ giảng Tiếng Anh để nhà tuyển dụng “ưu ái”

#vieclam24hnetvn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ngành diễn viên điện ảnh – những vất vả đằng sau ánh hào quang

Các ngành khối C dễ kiếm làm 2019 mới nhất! Cập nhật ngay

Entrepreneur là gì? Những thông tin cần biết về entrepreneur