Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng- Cách trả lời thông minh nhất
1. Các kỹ năng nhà tuyển dụng mong chờ ở nhân viên bán hàng 1.1. Nhanh nhẹn, linh hoạt trong xử lý tình huống Đây là mong chờ đầu tiên của nhà tuyển dụng, một nhân viên bán hàng đúng mực cần phải biết ứng phó với mọi tình huống phát sinh trong bán hàng. Ví dụ như khách hàng là người khó tính, khách hàng chê sản phẩm, khách muốn đổi sản phẩm, tình huống phát sinh bên thứ ba như giao hàng, bọc hàng…. Nhanh nhẹn, linh hoạt trong xử lý tình huống Trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ sự hài lòng của khách hàng không chỉ với sản phẩm của công ty mà còn phải có sự hài lòng về công tác chăm sóc khách hàng, hậu mãi. Bây giờ không còn là thời bao cấp như ngày xưa, chỉ có một người bán và tất cả khách hàng người tiêu dùng chỉ có duy nhất một chỗ để mua sản phẩm nữa. Ngày này thị trường có trăm người mua nhưng có đến vạn người bán, nếu không chăm sóc kỹ người mua có thể tìm chỗ khác để thỏa mãn nhu cầu của họ. Vì thế để doanh thu tăng tốt thì khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu. Người nhân viên bán hàng vì thế cũng trở nên quan trọng và cần có nhiều kỹ năng ứng xử tốt đối với khách hàng. Để kiểm tra được kỹ kỹ năng này nhà tuyển dụng thường sẽ đưa ra một số tình huống có thể gặp trong công tác bán hàng để yêu cầu ứng viên xử lý để từ đó đánh giá ứng viên. Điều bạn cần làm là luôn đặt khách hàng lên hàng đầu, với phương châm đó để nghĩ ra các phương hướng giải quyết. 1.2. Về tính cách Nhân viên bán hàng thường thì sẽ là người hoạt ngôn, vui vẻ thân thiện và gần gũi. Nhà tuyển dụng sẽ thường chú ý đến tính cách của bạn và họ thường sẽ chú ý hơn đến những người có tính cách cởi mở hoạt ngôn hơn những ứng viên trầm tính. Người có tính cách cởi mở hoạt ngôn Bởi, thường người vui vẻ hoạt ngôn sẽ có nhiều năng lượng và dễ dàng lan tỏa nó với người xung quanh, người tính trầm ít nói sẽ thường thấy ít năng lượng họ thường có vẻ mặt nghiêm nghị. Đối với người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thì lan tỏa được năng lượng tích cực sẽ nâng cao được khả năng chuyển đổi và tạo doanh thu cho công ty. Người có tính cách cởi mở, hoạt bát sẽ nhanh chóng gây được thiện cảm và ấn tượng tạo được niềm tin khi tư vấn và phục vụ với khách hàng hơn. 1.3. Khả năng giao tiếp, tư vấn Giup khách hàng hiểu rõ hơn về sản phẩm, thấy như cầu của khách hàng và thuyết phục được họ dùng sản phẩm đây là kỹ năng cần thiết đối với một nhân viên bán hàng. Bất cứ bạn bán gì, sản phẩm hay dịch vụ bạn đều cần phải hiểu rõ về sản phẩm lợi ích, cách dùng các lưu ý cần thiết khi bạn thực sự đã rất am hiểu về sản phẩm, khách hàng có nhu cầu gì bạn cũng có thể tư vấn, hướng khách hàng đến mục tiêu cuối cùng của bạn là chốt sale. Khả năng giao tiếp, tư vấn Nếu như không có kỹ năng giao tiếp, tư vấn tốt nhưng điều bạn nói, tư vấn cho khách hàng có thể họ sẽ không hiểu, không cảm thấy cần thiết, hoặc không đủ tin tưởng bạn để dùng sản phẩm dịch vụ đó. Ví dụ: khi tư vấn một sản phẩm thực phẩm chức năng cho khách hàng nhưng khi nói đến công dụng của chúng bạn lại ấp úng, nói qua loa chung chung thì khách hàng sẽ cảm thấy chưa đủ tin tưởng sản phẩm, như vậy sẽ có rất ít khách hàng quyết định mua chúng. Nhưng nếu bạn tư vấn một cách rành mạch, về từng chất này sẽ có công dụng gì, hiệu quả ra sao, dùng cho các đối tượng như thế nào khi khách hàng rõ về sản phẩm, đúng nhu cầu họ thì khả năng cao là bạn sẽ chốt được đơn hàng. 1.4. Kiến thức về sản phẩm Kiến thức về sản phẩm Kiến thức sâu về sản phẩm có thể nhà tuyển dụng sẽ chưa yêu cầu ngay cho bạn, nhưng ít nhất bạn cũng nên tìm hiểu về sản phẩm dịch vụ của họ là gì? Những ưu điểm nhược điểm mà bạn có thể nhìn ra dưới góc độ một khách hàng tiềm năng chẳng hạn. Rất nhiều bạn đi phỏng vấn làm nhân viên bán hàng nhưng khi được hỏi” Bạn có biết công ty kinh doanh về mặt hàng sản phẩm gì không” thì lại ngơ ra nói chưa tìm hiểu qua. Ví dụ khi đi phỏng vấn nhân viên bán hàng cho cửa hàng bán mỹ phẩm xách tay thì ít nhất bạn cũng nên tìm hiểu xem xách tay nước nào hay nhiều nước, các sản phẩm chủ yếu phục vụ cho ai, độ tuổi nào… 1.5. Thị trường và đối thủ cạnh tranh Nếu bạn còn có khả năng đánh giá được thị trường tiềm năng và đối thủ của công ty họ thì chắc chắn bạn là người rất có tiềm năng cho vị trí này trong mắt nhà tuyển dụng đó. Vậy nên việc tìm hiểu, chuẩn bị về thị trường và đối thủ cạnh tranh của công ty là rất cần thiết cho bạn, không cân nói quá sâu, nhiều như chuyên gia, bạn chỉ cần nêu ra một số ưu điểm nhược điểm, thói quen của khách hàng, sản phẩm mang tính mùa vụ, có những đối thuer cạnh tranh nào lớn. Chỉ cần một số điểm gạch đầu dòng không cần quá nhiều, chi tiết. 2. Các câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn nhân viên bán hàng 2.1 Hỏi về tư duy công việc nhân viên bán hàng Câu hỏi: “Để trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc bạn nghĩ cần những kỹ năng gì?” Mục đích câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng thấy được tư duy về bán hàng của ứng viên, nếu bạn có tư duy về bán hàng thì chắc chắn bạn sẽ biết con đường để cố gắng trở thành một người bán hàng xuất sắc. “Để trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc bạn nghĩ cần những kỹ năng gì?” Gợi ý trả lời: 2 kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên bán hàng là kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết phục khách hàng. Nhưng để trở thành một người nhân viên bán hàng xuất sắc ngoài 2 kỹ năng trên cần phải có thái độ làm việc tốt nữa. Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục khách hàng thường đi đôi và ảnh hưởng lẫn nhau, thuyết phục khách hàng bằng cách nắm bắt được tâm lý khách hàng, hiểu được nhu cầu của họ, họ cần gì muốn gì để đưa ra được các gợi ý về sản phẩm chính xác và làm hài lòng họ.Muốn hiểu được họ cần gì muốn gì thì phải giao tiếp được với họ một cách khéo léo để họ nói ra nhu cầu của mình.Vậy nên trong kỹ năng giao tiếp bạn còn phải rèn luyện tốt khả năng nghe, quan sát xung quanh thái độ và cảm xúc của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ. Thái độ làm việc tốt là điều mà mọi nhân viên muốn trở thành xuất sắc trong lĩnh vực của mình đều cần phải có, thái độ ảnh hưởng rất nhiều đến công việc đặc biệt là nhân viên bán hàng, nếu một nhân viên bán hàng có thái độ làm việc tồi, đầu tiên là khách hàng sẽ mất thiện cảm,khó chịu và đương nhiên họ sẽ không muốn tiếp tục dừng sản phẩm dịch vụ ở đây nữa. 2.2. Hỏi về kinh nghiệm làm việc, các tình huống phát sinh trong công việc, cách xử lý tình huống của bạn Câu hỏi:”Bạn đã từng làm nhân viên bán hàng về mặt hàng gì? Công việc đó thường phát sinh nhưng khó khăn gì ?” Hỏi về kinh nghiệm làm việc, các tình huống phát sinh trong công việc, cách xử lý tình huống của bạn Gợi ý trả lời: Bạn nên thành thật về kinh nghiệm làm việc với người phỏng vấn. Nói ra kinh nghiệm và các thành tựu đạt được của bạn trong công việc đó. Bạn có thể kể ra cả việc parttime bạn đã từng làm. Ví dụ : bạn làm nhân viên bán hàng part time ở cửa hàng đồ mẹ và bé, thanh tựu bạn đạt được là: có khả năng thuyết phục khách hàng,nắm bắt được tâm lý khách hàng, chốt đơn hàng, chăm sóc khách hàng hậu mãi: hướng dẫn sử dụng, cách bảo quản. Có khả năng giải quyết các phát sinh không mong muốn: đổi trả hàng, vận chuyển sai, nhầm hàng hóa… Các tình huống thường phát sinh như là gửi hàng sai loại, mẫu mã, mầu sắc. quy trình xử lý : xin lỗi khách hàng, nhờ khách hàng gửi lại với địa chỉ của hàng, gửi lại hàng hóa đúng yêu cầu cho khách hàng một cách sớm nhất, cảm ơn về sự thông cảm của khách hàng. Bạn nên trả lời đơn giản, không cần quá màu mè bịa ra các tình huống, chân thật nhưng cũng đừng quá cụt ngủn. 2.3. Hỏi về mục tiêu, định hướng công việc Câu hỏi:” tại sao bạn lại chọn công việc này” Thường mọi người có quan niệm làm nhân viên bán hàng là do không có kinh nghiệm bằng cấp,ai cũng làm được, không có định hướng lâu dài và không thăng tiến được. Chọn công việc này vì nó dễ. Mục đích của câu hỏi này là tìm ra động lực của người nhân viên bán hàng, động lực càng mạnh khả năng bám trụ được với nghề càng cao. Hỏi về mục tiêu, định hướng công việc Gợi ý trả lời: Bạn đừng trả lời vì nhân viên bán hàng không cần bằng cấp kinh nghiệm, ai cũng làm được nên bạn cũng làm thử. Nên nêu rõ mục tiêu của bản thân ví dụ như muốn được thăng chức lên quản lý bán hàng, cửa hàng trưởng, hơn nữa là quản lý vùng miền, giám đốc kinh doanh. Hoặc mục tiêu rõ ràng hơn là lương cao, thường thì nhân viên bán hàng sẽ tính lương theo sản phẩm càng bán được nhiều lương càng cao, bạn muốn lương cao đương nhiên phải nỗ lực bán thật nhiều hàng. 2.4. Từ chối khách hàng Câu hỏi:” Bạn sẽ từ chối khách hàng như thế nào? Gợi ý trả lời: Từ chối khách hàng là điều nên hạn chế xảy ra, tuy nhiên có những trường hợp vẫn phải dứt khoát từ chối bán hàng. Cách để từ chối khách hàng mà không làm họ giận dữ hay thất vọng: -Sử dụng ngôn ngữ tích cực, thể hiện thành ý rất tiếc khi không thể hỗ trợ hay không thể làm gì khác hơn. - Giới thiệu một sản phẩm khác tương tự hoặc giải pháp thay thế. - Đưa ra lời giải thích chi tiết đầy đủ. 3. Một số câu hỏi khác nhà tuyển dụng có thể hỏi - Bạn có sẵn lòng làm việc tăng ca không ? - Bạn có thấy mệt mỏi nếu liên tục bị từ chối mua hàng không? Lúc đó bạn sẽ làm gì? - Bạn có phiền nếu phải gọi điện thoại tư vấn khách hàng không? 4. Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng Buổi phỏng vấn có được hoàn thành theo mong đợi của bạn hay không còn tùy thuộc vào sự chuẩn bị của bạn nữa, bạn nên chuẩn bị sẵn để ứng phó với mọi tình huống phát sinh. Ngoài ra có một số điều bên lề cũng rất quan trọng bạn cần lưu ý sau: Kinh nghiệm phỏng vấn vị trí nhân viên bán hàng 4.1. Đúng giờ Đến đúng giờ là trách nhiệm đầu tiên của bạn, thể hiện bạn nghiêm túc trong làm việc, việc đến đúng giờ cũng giúp bạn tạo được thiện cảm với người phỏng vấn. Đến đúng giờ còn cho bạn một khoảng thời gian để chuẩn bị tinh thần, trang phúc gọn gàng. 4.2. Trang phục phù hợp Trang phục gọn gàng lịch sự giúp bạn thoải mái và tự tin giao tiếp. Bạn cũng nên tìm hiểu văn hóa công ty để chọn được trang phục phù hợp. Không nên chọn trang phúc quá lòe loẹt, diêm dúa, nổi bật. 4.3. Thành thật Bạn nên thành thật với những câu trả lời của mình, không nên quá tự tâng bốc bản thân, nhà tuyển dụng luôn muốn chọn những người thật thà để có thể tạo dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài. Nói tóm lại, các câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng của nhà tuyển dụng không phải là quá khó hay thách thức ứng viên, các câu hỏi thường xoay quanh các vấn đề công việc bán hàng, nhà tuyển dụng luôn muốn tìm được đội ngũ nhân viên bán hàng có khả năng làm tăng doanh thu nhanh nhất, họ luôn hi vọng tìm được người nhân viên bán hàng có tâm huyết nhiệt tình trong công việc. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho buổi phỏng mà bạn đang mong đợi.
Tham khảo bài gốc ở: Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng- Cách trả lời thông minh nhất
#vieclam24hnetvn
Nhận xét
Đăng nhận xét